Nội dung chính
Cây Lựu là gì?
Cây Lựu còn được gọi với tên khác là Thạch lựu, Thừa lựu, Tháp lựu, An thạch lựu, Toan thạch lựu, Thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu). Tên khoa học là Punica granatum L, thuộc họ Lựu – tên danh pháp khoa học là Punicaceae.
Cây nhỡ cành mềm cao 3 – 4m, vỏ ngoài thân màu nâu xám, đôi khi có gai. Lá mọc đối phiến đơn nguyên cuống lá ngắn. Hoa mọc ở đầu cành màu đỏ tươi. Qủa mỏng vỏ dày, đài còn tồn tại, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Hạt nhiều, có áo hạt ăn được. Cây được trồng làm cảnh và làm thuốc.
Phân bố:
Lựu được trồng bằng hạt, ủ mầm rồi trồng lên cây, là giống cây cũng không khó chăm sóc nên được trồng phổ biến ở nước ta. Đặc biệt Lựu là loại trái cây khá được ưa chuộng bởi vậy bạn có thể dễ dàng mua được tại các khu chợ quanh nhà mình.
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng của cây Lựu là quả và vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô (Cortex Granati).
Có thể thu hái vỏ rễ, vỏ thân quanh năm, còn hoa quả thì phải đợi vào tháng 6 – 7 thì mới có mùa. Rễ được đào về rửa sạch, bóc lấy vỏ, rồi bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, bỏ màng trong, thái mỏng, sấy khô. Khi dùng vỏ khô thì rửa sạch, cạo bỏ màng trong, đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Bảo quản bạn có thể bỏ túi nilong thắt chặt hoặc có thể bỏ vào các bình thủy tinh, bình nhựa sao cho không để dược liệu tiếp xúc không khí ẩm. Lưu ý không để lâu quá 2 năm.
Thành phần hóa học:
Vỏ rễ của cây Lựu có chứa alcaloid là peletierin, isopelletierin, methylpelletierin, pseudopelletierin; tanin; chất màu.
Tác dụng – công dụng chung của cây Lựu:
Công dụng của vẻ rễ là trị sán dây, đi ngoài, lỵ amip; chữa đau răng.
Theo đông y:
Theo đông y, vỏ rễ của cây Lựu có vị chua, chát, tính ấm đi vào 2 kinh là vị và đại tràng. Có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng., sát trùng chỉ dương mạnh. Chủ trị đau bụng do ký sinh trùng,… Do vỏ rễ có tính độc nên khi uống vào gây kích thích dạ dày, nên không sử dụng cho người bị đau dạ dày hay có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Vỏ quả có vị chua ngọt, tính ấm đi vào đại tràng và thận. Có tác dụng sinh tân chỉ khát, sáp trường, chỉ huyết, khu trùng. Chủ trị hoạt tả, kiết lỵ lâu ngày, băng lậu, khí hư, đới hạ. Đối với quả ngọt còn có tác dụng sinh tân chỉ khát, chữa lỵ lâu ngày, sát trùng và chữa đau bụng do một số loại ký sinh trùng gây nên.
Trị sán dây 20 – 60 g vỏ rễ lựu phối hợp với Đại hoàng, hạt Cau, dạng thuocs sắc hoặc 0,3 g pelletierin với 0,4g tanin chia làm 3 lần uống trong ngày sau lần uống lần cuối 2 giờ thì dùng 1 liều thuốc tẩy (khi đi ngoài thì ngâm hậu môn vào nước ấm).
Một số nghiên cứu khoa học về cây Lựu:
Khi thực nghiệm trên chuột đã thu được, với những con chuột đã được cấy tế bào ung thư, ở nhóm được dùng nước sắc từ lựu thì các khối u phát triển nhỏ hơn, so với nhóm không dùng nước lựu.
Nước ép trái lựu còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong huyết tương máu, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, do đó có thể phòng ngừa đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Trong rễ cây Lựu có chứa chất pelletierine có tác dụng mạnh đối với giun móc, Isopelletierine, một thành phần trong vỏ cây Thạch lựu tác dụng còn mạnh hơn do chất tanin trong vỏ. Thạch lựu làm giảm sự hấp thu các chất alkaloit và làm tăng tác dụng chống giun.
Nghiên cứu In vitro trong ống nghiệm cho thấy, thuốc có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lî, trực khuẩn mủ xanh, lao và nhiều loại nấm gây bệnh. Ngoài ra còn có tác dụng kháng virus cúm.
Khi thí nghiệm trên động vật với liều cao của alkaloit trong thuốc làm cho súc vật ngưng thở và tử vong. Tác dụng phụ thường gặp ở người là chóng mặt, rối loạn thị giác, mệt mỏi, giật đùi chân, run giật, cảm giác kiến bò. Liều cao dẫn đến giãn đồng tử, đau đầu, nặng gây chóng mặt hoa mắt, nôn, tiêu chảy, buồn ngủ.
Một số bài thuốc có cây Lựu:
Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài:
Ruột quả lựu rửa sạch, sấy hoặc phơi khô, tán bột. Mỗi lần 10 – 12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.
Phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt:
Hầm canh thêm vào khoảng chục hạt lựu tươi.
Viêm loét trong miệng:
Lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày.
Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già:
Mỗi ngày ăn 1 quả lựu chưa chín, ăn trước khi đi ngủ.
Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy:
Lựu 2 – 3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Sâu răng:
Vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu.
Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột:
Bạn có thể dùng nước ép lựu uống hàng ngày. Hoặc có thể dùng nước sắc từ vỏ rễ cây Lựu.
Lưu ý:
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây mạch môn!