Nấm Hầu thủ là gì?

Nấm hầu thủ là loài thực vật thân nấm, được biết đến với hình dạng kì dị, độc la, tuy nhiên loài nấm này có thể ăn được và được sử dụng làm dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể.

Nấm hầu thủ thường có dạng hình cầu hoặc hình ellip, chúng mọc riêng rẽ và có thể mọc thành từng chùm. Đặc điểm nổi bật lên là loại nấm này có những tua nấm dày đặc, rũ xuống như đầu khỉ. Loại nấm này khi còn non thì có màu trắng ngà, khi già hơn thì những tua này dài ra và chuyển sang màu vàng giống như bờm sư tử.

Quả thể hầu có thị màu trắng, khi già nấm ngả sang màu vàng đến vàng sậm, các tua nấm chính là lớp bào tầng, có chiều dài trung bình từ 0,5 đến 3cm. Trên bề mặt tua có các đảm màu trắng mang bào tử đảm hình cầu, ở giữa bào tử có một giọt nội chất tròn.

Nấm hầu thủ có tên khoa học là Hericium erinaceus thuộc họ Hericiaceae và được biết đến với các tên khác như: Nấm đầu khỉ, Yamabushitake (nấm sơn tặc), Tên tiếng Anh thông dụng là Monkey’s Head, Lion’s Mane, Houtou, tên tiếng Nhật là Yamabushi-take, Trung Quốc còn gọi là Shishigashida.

Nấm hầu thủ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Nấm hầu thủ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Nấm hầu thủ thuộc dạng nấm mọc hoang, tuy nhiên loại nấm này được quy hoạch và trồng nhiều ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở Việt Nam loại nấm này cũng có, nhưng số lượng không nhiều lắm, rải rác chỉ có một số nơi trồng, chủ yếu ở Đà Lạt.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Theo kinh nghiệm thì bộ phận sử dụng của nấm hầu thủ là phần đầu nấm, có chứa nhiều tua.

Thành phần hóa học của nấm hầu thủ:

Phân tích hóa học cho thấy, nấm hầu thủ có các thành phần chính như: Hericenone A,B,C,D,E,F,G,H; các Xylan; Heteroxylan; Heteroglucan; Proteoglucan; Adenosine monophosphat, Guanosine monophosphate…. Ngoài ra còn có các thành phần dinh dưỡng như: Protein, Lipid, Khoáng tổng số, Carbonhydrat, Phosphor,  Sắt, Calcium, Kali, nấm hầu thủ, Magnesium, Thiamin, Riboflavin, Calciferol, Niacin, Ergosterol.

Những nghiên cứu khoa học về nấm hầu thủ:

Theo Mizuno (1992, 1999) polysaccharide chiết từ nấm có hiệu quả trên ung thư thực quản, dạ dày và ung thư da.

Ying (1987) cho biết đã dùng viên hoàn nấm hầu thủ để điều trị có kết quả ung thư thực quản và dạ dày. Polysaccharide tan trong nước của hầu thủ làm tăng hệ miễn dịch và chống lại ung thư phổi di căn.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản Họ đã tìm ra hợp chất làm tái sinh trưởng Neuron, có ý nghĩa to lớn trong sự phục hồi sự thoái hóa thần kinh, cải thiện chứng mất trí nhớ do lão suy, gia tăng thông minh và cải thiện phản xạ.

Trong nghiên cứu lâm sàng, các bác sĩ Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi nấm hầu thủ để điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm loét ruột, co thắt dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác. Có nghiên cứu thực hiện trên 227 bệnh nhân có bệnh từ 2 năm trở lên, số có hiệu quả đạt tới tỉ lệ 85,2% – 92,5%.

Các thí nghiệm về độc tính đó được nghiên cứu kỹ và cho thấy cả quả thể lẫn sợi nấm đều không hề có độc tính gỡ đối với người.

Các dẫn liệu kiểm tra so sánh sản phẩm ở Cát Lâm (Trung Quốc) và Nagano (Nhật) chứng tỏ nấm Hầu thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin.

Theo đông y:

Nấm hầu thủ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng giúp ích tâm, hành ứ, chỉ huyết và tiêu thũng và ngoài ra còn sử dụng để giảm những cơn đau dạ dày bất chợt, chữa co thắt dạ dày.

Công dụng của nấm hầu thủ:

  • Giúp làm tăng khả năng của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa và chống viêm loét dạ dày.
  • Hỗ trợ cân bằng lượng cholesterol và cải thiện trí nhớ.
  • Hỗ trợ bồi bổ cơ thể và cung cấp các khoáng chất, vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ phòng chống bệnh loãng xương, yếu xương.
  • Hỗ trợ nâng cao năng lực đề kháng, chống mệt mỏi, chống oxy hóa và hỗ trợ làm giảm mỡ máu.
  • Hỗ trợ làm cường tráng cơ thể và làm thuốc bổ cho hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư.

Một số bài thuốc về nấm hầu thủ:

Thúc đẩy tiêu hóa, điều trị đau dạ dày, loét dạ dày, ức chế vi khuẩn Helicobacter tăng trưởng, dự phòng khối u đường tiêu hóa:

Dùng Nấm đầu khỉ 10g, nấm mèo trắng, Sơn tra 5g, Sơn dược 10g, men rượu 1g. Tất cả vật liệu cho vào nồi đất thêm nước sắc, sắc 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 1 giờ. Ngày 2 lần, lần đầu dùng nước, lần hai dùng cả nước và ăn nấm.

Điều trị mất ngủ, ngủ không sâu, tâm thần bất an:

Sử dụng Nấm đầu khỉ 30g, Bá tử nhân 15g, Toan táo nhân 15g, Dạ giao đằng 15g. Tất cả vật liệu cho vào nồi đất, thêm nước sắc, sắc liền 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 1 giờ. Mỗi sáng, chiều dùng 1 lần, dùng liền 1 tháng.

Tăng sự thèm ăn, điều trị rối loạn tiêu hóa:

Dùng Nấm đầu khỉ 20g. Nấm đầu khỉ cắt nhuyễn, thêm nước sắc, sắc liền 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 30 phút, sử dụng Ngày 2 lần, lần hai dùng cả nước và nấm, đồng thời dùng kèm ít rượu vang.

Điều trị đau dạ dày mãn tính, viêm môn vị, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư ruột:

Dùng Nấm đầu khỉ (khô) 30g, Thêm nước sắc, sắc liền 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 30 phút, lấy nước. Dùng Ngày 2 lần sáng chiều lúc bụng đói, dùng liền 2-3 tháng.

Điều trị đau dạ dày – tá tràng:

Sử dụng Nấm đầu khỉ 30g, Sơn dược 20g, Bạch truật 20g, Hạt sen 15g, Trần bì 15g, Biển đậu (đậu ván) 15g, Ý dĩ (bo bo) 25g. Tất cả vật liệu cho vào nồi đất, thêm nước sắc, sắc liền 2 lần, mỗi lần sắc với lửa nhỏ 1 giờ, lấy nước. Ngày dùng 2 lần, dùng sáng chiều lúc bụng đói, dùng liền 2 tháng.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.