Nội dung chính
Cây Mộc hoa trắng là gì?
Cây Mộc hoa trắng trong y cổ truyền còn gọi với nhiều tên khác là Cây sừng trâu, Cây mức lá to, Thừng mực lá to, Mức hoa trắng, Mộc vài, Míc lông. Tên khoa học là Holarrhena antidysenteria wall, thuộc họ Trúc đào – tên danh pháp khoa học là Apocynaceae.
Cây gỗ cao chừng 3 – 12 m. Cành non nhẵn hoặc mang lông màu nâu đỏ, trên mặt có nhiều bì khổng trắng, rõ. Lá mcoj đối gần như không cuống, nguyên hình bầu dục tù hoặc hơi thuôn, gốc tròn hay hơi thuôn, mặt lá bóng, màu xanh lục nhạt. Hoa màu trắng, mọc thành ngù xim ở kẽ lá hoặc ở đầu cành. Quả đại, mọc từng đôi thành cung trông như sừng trâu. Nhiều hạt, màu nâu nhạt, đáy tròn đầu hơi hẹp, lõm một mặt, trên mặt có đường màu trắng nhạt, chùm lông của hạt màu hơi hung hung. Toàn cây có nhựa mủ trắng.
Phân bố Mộc hoa trắng:
Mộc hoa trắng là giống cây được trồng rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang… .
Bộ phận dùng Mộc hoa trắng:
Vỏ thân cây Mộc hoa trắng (Cortex Holarrhenae) đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô, thu hái vào mùa khô.
Thành phần hóa học Mộc hoa trắng:
Vỏ thân chứa gôm, chất nhựa, tanin và nhiều alcaloid (conessimin, isoconessimin,…)
Tác dụng – công dụng chung của cây Mộc hoa trắng:
Dùng điều trị lỵ amip và tiêu chảy, làm nguyên liệu chiết xuất alcaloid.
Mộc hoa trắng Theo đông y:
Mộc hoa trắng chưa tìm được nghiên cứu về tính vị cũng như quy kinh. Chúng có tác dụng chữa kiết lỵ, ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm đại tràng, chữa lỵ amip, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Dùng với liều từ 7 – 10g vỏ mộc hoa trắng phơi khô trong ngày, dùng dưới dạng cao lỏng, bột, cồn thuốc, nước sắc. Liều lượng dùng với các bộ phận khác:
- Cồn từ hạt: Khoảng 2 – 6g/ngày.
- Bột từ hạt: Khoảng 3 – 6g/ngày.
- Cao lỏng: Khoảng 1 – 3g/ngày.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Mộc hoa trắng:
Mộc hoa trắng có chứa chất conessin – đây là chất có tỉ lệ gây độc là rất ít. Đối với trường hợp sử dụng liều cao thì nó có tác dụng gần giống mocphin – gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Dùng trong đường tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư do đó không dùng gây tê được. Nó gây hạ huyết áp và làm tim đập chậm. Conesin kích thích sự co bóp ruột và tử cung. Conessin bài tiết một phần qua đường ruột, một phần qua đường tiểu tiện.
Theo Janot M. M. và Cavier R. (1949. Ann. Pharmaceut. Franc: 549-552) đã nghiên cứu conesin clohydrat trên chuột bạch, đã thấy có tác dụng trừ giun. Trên lâm sàng, người ta còn dùng conesin clohydrat hay bromhydrat chữa lỵ amip, chúng có công dụng tương tự như emetin, hơn nữa còn hơn emetin ở chỗ tác dụng lên cả đối với kén và amip, còn emetin chỉ tác dụng đối với amip, conessin ít gây độc, dễ dùng hơn emetin. Hiện tượng không chịu thuốc rất ít hoặc không đáng kể.
Một số bài thuốc có cây Mộc hoa trắng:
Bài thuốc chữa kiết lỵ
Vỏ cây mộc hoa trắng với lượng vừa đủ. Đem dược liệu này đi phơi khô hoặc sấy khô rồi đi tán thành bột mịn. Có thể sắc với nước hoặc hòa với nước sôi ấm uống mỗi ngày dùng với liều từ 10 – 15g. Duy tri dùng liên tục và đều đặn đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng:
Bài 1: Vỏ cây mộc hoa trắng với lượng đủ dùng. Đem đi phơi khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng với liều 10g, cho nước vào sắc chung để uống, uống ngay khi còn ấm.
Bài 2: Hạt của mộc hoa trắng đem đi phơi khô rồi tán bột mịn, mỗi ngày dùng khoảng từ 10 – 15g, cho nước vào sắc, nên sử dụng nhân lúc còn ấm, uống trong ngày. Mỗi ngày có thể uống nhiều lần và cần duy trì trong thời gian dài.
Lưu ý sử dụng Mộc hoa trắng:
- Không dùng cho phụ nữ có thai, tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Ngũ bội tử!