Cây Đại hồi còn gọi tắt là Hồi, trong dân gian còn được gọi với tên khác là Đại hồi hương còn gọi là Bát giác hồi hương là quả chín phơi khô của cây Đại hồi. Tên khoa học là lllicium verum Hook. f et Thoms, thuộc họ Hồi – llliciaceae.
Cây cao 6 – 10 m , Cành mọc thẳng tạo cho
cây dạng thon gọn và tán lá hẹp. Lá mọc so le nhưng thường mọc sít tạo thành
các vòng giả, từ 4 – 6 lá. Lá thon dài hoặc hình bầu dục mép nguyên có lượn
sóng hoặc không. Hoa có thể có nhiều màu: trắng, trắng hồng, hồng, tím hồng. quả
đại, thường có 8 đại dính vào 1 trục và tỏa tròn thành hình sao. Trong mỗi đại
có chứa 1 hạt màu nâu bóng.
Cây Đại hồi, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Đại hồi phân bố ở đâu
Cây Đại hồi phân bố khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh như:
Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên,…
Bộ phận dùng Cây Đại hồi
Xem thêm
Quả chín đã phơi khô của cây (Fructus
Illicii very).
Thành phần hóa học Đại hồi
Quả có chứa tinh dầu 8 – 9% (thành phần chủ
yếu của tinh dầu quả là anethol 85 – 90%). Tinh dầu quả hồi, là chất lỏng không
màu vàng nhạt, mùi đặc biệt, vị ngọt, kết tinh khi để lạnh.
Dùng trong trường hợp đau bụng, đầy bụng,
sôi bụng, ỉa chảy do lạnh; phong thấp, đau xương, đau khớp, đau vơ nhục; ngộ độc,
di ứng thức ăn, gây đau bụng, nôn, mửa,… .
Tính vị Đại hồi theo đông y
Đại hồi có vị ngọt, cay, có mùi thơm, tính ấm
đi vào các kinh Can, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng trừ đàm, khai vị, kiện tỳ,
tiêu thực, giảm co bóp dạ dày và ruột, lợi sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng.
Chủ trị nôn mửa, ỉa chảy, bụng đầy trướng, đau ruột sán khí, đái nhiều, đái dầm,
ngộ độc, tay chân nhức mỏi, trị rắn cắn.
Liều dùng từ 4 – 8 g/ngày, dạng thuốc sắc,
thuốc ngâm rượu. Hoặc dùng rượu đại hồi xoa, bóp hay giã nhỏ, xào nóng đắp, bó
vào chỗ đau.
Cây Đại Hồi
Một số nghiên cứu khoa học về cây Đại hồi
Khi thực nghiệm invitro trong uống nghiệm với
cồn chiết Đại hồi có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, cầu khuẩn viêm phổi, trực bạch
hầu, trực khuẩn subtilis, thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn lị. Ngoài cũng
có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
Cây Đại hồi có chứa thành phần hóa học là Anethole
làm tăng nhu động dạ dày và ruột, làm dịu cơn đau bụng, tăng tiết dịch đường hô
hấp do kích thích các tế bào tiết dịch, có thể dùng làm thuốc hóa đàm.
Một số bài thuốc có cây Đại hồi
Cảm hàn, đau bụng thổ tả:
Hồi hương tán thành bột mịn, mỗi lần dùng
2g uống chung với rượu, ngày uống 3 – 4 lần. Hoặc dùng tinh dầu Hồi uống mỗi lần
4 giọt, ngày uống 3-4 lần.
Chữa tiêu chảy:
10g vỏ quế + 10g hồi + 20g đại hoàng + 20g long não + 25g gừng tươi, tất cả đem đi tán nhỏ, thêm 1 lít rượu 70 ֯ ngâm trong 7 ngày trở lên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 5ml.
Đại tiểu tiện không lợi:
Hồi và Bìm bìm rửa sạch tán thành bột mịn,
mỗi lần uống 4g với nước gừng sắc.
Chữa
cảm hàn, đau bụng:
Đại hồi đem tán tành bột mịn, mỗi lần dùng
2 gram/ lần cùng với rượu ấm, uống mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Hoặc có thể dùng
tinh dầu đại hồi, sử dụng 4 giọt/ lần, uống mỗi ngày 3 – 4 lần.
Chữa cổ trướng và thũng trướng mãn tính:
2 gram đại hồi + 8 gram hạt bìm bịp, đem
hai vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi chia nhỏ thành 2 – 3 lần uống để sử dụng
trong ngày, duy trì sử dụng liên tục từ 3 – 4 ngày.
Chữa
đau lưng:
Dùng đại hồi (bóc bỏ hạt), đem ngâm hoặc tẩm
với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo rồi tán nhỏ. Sử dụng 6 – 10 gram cùng với
rượu. Có thể sử dụng chung với tinh dầu ngải xoa vào vị trí đau.
Chữa
hôi miệng, hơi thở khó chịu:
Đại hồi rửa sạch rồi nhai nát, ngậm nuốt nuốt
dần, mỗi ngày dùng một vài cánh.
Lưu ý sử dụng Cây Đại hồi
Thảo dược này có thể
tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng
cây sen.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.