Dây Mơ là gì?

Dây mơ còn được gọi với những cái tên Tên Hán Việt khác: Hạnh, Khổ hạnh, Má phéng (Dân tộc Thái), Mai thực, Sinh thanh mai, Hoàng thục mai. Tên khoa học làPrunus armeniaca L. – Armeniaca vulgaris Lam, thuộc Họ Hoa Hồng –Rosaceae.

Dây nhỏ cao 4 – 5m. Lá mọc so le, cuống piến lá hình bầu dục nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa. Hoa có sắc trắng hoặc hồng, mùi thơm. Qủa hạch hình cầu, màu vàng xinh, nhiều thịt trong có hạt, chín vào tháng 3 – 4.

Phân bố:

Dây Mơ là giống cây phổ biến ở nước ta, thường được người dân hái về để ăn kèm với thịt chó như câu nói dân gian “Thịt chó phải có lá mơ”, không có thì lại thấy thiếu vắng, không ngon miệng.

Dây Mơ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Dây Mơ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Thường mọc ở trên các hàng rào, hay cuốn vòng lên cây cổ thụ, leo quanh quẩn hết trong vườn lại ra tới vỉa hè, ven đường, nhiều hộ gia đình còn làm khung cho nó leo lên trên mái hiên nhà tiện cho việc che nắng che mưa.

Bộ phận dùng:

Lá và nhân của hạt quả Mơ (Semen Armenciacae amarum), bỏ vỏ sao vàng hoặc để cả vỏ sao, gọi là Hạnh nhân.

Thành phần hóa học:

Nhân hạt mơ chứa dầu (acid oleic, acid linoleic), amygdalin,… .

Tác dụng – công dụng chung của Dây Mơ:

Chữa bệnh ho hàn, đờm trắng loãng, viêm khí quản, tức suyễn; chữa đại tiện bí kết.

Theo đông y:

Hạt Mơ có vị đắng, tính ôn, có ít độc có tác dụng giáng khi, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện. Quả Mơ có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi, được xem như nhuận tràng và hạ sốt. Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch. Lá mơ (mai diệp) có tính chua, bình, không độc.

Dùng với liều từ 4 – 12g/ngày dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột làm thành viên hoàn. Thường phối với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về Dây Mơ:

Theo nghiên cứu, thịt của hạt mơ có tác dụng giúp giảm tình trạng khát nước, giảm bài tiết mồ hôi, giảm lượng muối mất đi, bớt hiện tượng đái máu vi thể, làm sức bền bỉ dẻo dai bởi trong hạt Mơ có chứa các axit hữu cơ, chất đường, vitaminC.

Nhân hạt mơ có chứa chất amygdalin – chất này vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể tạo ra HCN và Andehyt benzoic hay benzandehyt. Chất HCN tác dụng lên trung khu thần kinh,  ban đầu sẽ cho tác dụng hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn tới co quắp và sau đó là hôn mê. Đối với trung khu hô hấp lúc đầu cũng có tác dụng kích thích, về sau ức chế. HCN là một chất độc, dùng quá liều có thể gây tử vong, amygdalin vào cơ thể sẽ giúp chất HCN chỉ giải phóng từ từ, sẽ có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp, do đó dùng chữa ho.

Một số bài thuốc có dây Mơ:

Chữa chứng bí tiểu tiện:

Hái lấy một lượng lá mơ vừa đủ để sắc uống trong ngày, ngày uống 2 – 3 lần một cốc nước lớn.

Điều trị các bệnh khớp ở người già như phong thấp, đau nhức khớp:

Bài 1: Lá mơ rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt, thêm nước bắc bếp đun sôi, khi uống hãy cho vào một chút rượu khoảng 5ml.

Bài 2: Hái vào tầm 1kg thân, lá mơ rửa sạch, băm nhỏ, đem phơi hoặc sây khô. Đúc vào túi vải, bỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu nập dược liệu rồi đậy kín, ngâm khoảng tháng, 2 tháng thì mở nắp, mỗi ngày 1 – 2 ly tầm 5ml/ly, hoặc có thể dùng xoa bóp bên ngoài.

Bài 3: Thân, lá mơ rửa sạc đập dập nhẹ, thêm nước bắc bếp sắc lấy nước uống.

Chữa chưng sôi bụng, ăn khó tiêu:

Ăn kèm lá mơ trong bữa ăn hoặc có thể giã nát lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần, liệu trình khoảng 2 – 3 ngày.

Trị chứng kiết lỵ:

Bài 1: Mới phát: Lá mơ và lá phèn đen mỗi loại hái lấy 1 nắm to, rửa sạch trần qua nước nóng, giã nát vắt lấy nước cốt uống, ngày uống 2 – 3 lần.

Bài 2: Lâu ngày: Lá mơ thái mịn, thêm vào 1 quả trứng gà, trộn đều, bọc lá chuốc hấp hoặc nướng, nếu bạn không có điều kiện để hấp hay nướng thì có thể bắc bếp chiên như trứng bình thường, ăn liên tục trong 2 – 3 ngày.

Chữa cảm mạo:

Lá mơ hái lấy khoảng 1 nắm hoặc hơn nếu người bệnh có thể dùng thêm, đem hấp chín ăn thay rau xanh.

Đối với phụ nữ mang thai: Tẩy giun:

Chuẩn bị: lá mơ giã nát, hạt trâm bầu nghiền vụn mỗi thứ lấy tầm 1 nắm + 100g bột nếp, trộn đều hỗn hợp trên làm thành viên tròn, đi đun cách thủy. Mỗi ngày hấp 3 viên rồi chia ra dùng. Liệu trình kéo dài khoảng 3 – 5 ngày.

Trị mụn, ghẻ:

Lá mơ lông rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt, thấm bông chấm vào các vết mụn, ghẻ.

Chữa bệnh ho gà:

Lá mơ lông, cam thảo mỗi thứ 150g + cỏ mầm trầu, bách hộ, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má mỗi vị 250g + 100g trần bì + 50g gừng tươi thái lát, trộng đều với đường trắng, thêm 6 lít nước, sắc đến khi còn khoảng 1 lít, chia làm 2 – 3 lần dùng trong ngày.

Lưu ý:

  • Người ỉa chảy, trẻ em không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Thiên môn đông!