Xem thêmCách dùng
Thuốc dùng theo đường uống, lưu ý không nên nhai hoặc nghiền nát.
Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: Liều tối đa sử dụng là 1 đến 2 viên, mỗi lần sử dụng cách nhau từ 4 đến 6 giờ và không quá 8 viên trong ngày.
- Trẻ em dưới 16 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em. Nếu muốn sử dụng xin hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cách dùng.
- Người già (hơn 65 tuổi): Không có khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa các người dùng hơn 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn.
- Không tự ý sử dụng và sử dụng vượt quá liều được chỉ định.
Xử lý khi quên 1 liều
Khi quên liều, vẫn uống thuốc như bình thường, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo liều và khoảng cách liều như trên (liều tối đa 1-2 viên/lần, mỗi lần sử dụng cách nhau 4-6h và không dùng quá 8 viên/ngày với người trên 16 tuổi).
Không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau. Nếu cần thiết phải sử dụng thì xin liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
Xử lý khi dùng quá liều
Khi bạn sử dụng nhiều hơn liều quy định, có thể sảy ra các triệu chứng với những biểu hiệ như sau:
Quá liều tramadol gây co giật, suy hô hấp, hôn mê, ngừng tim và tử vong.
Quá liều paracetamol gây viêm gan cấp, biểu hiện như kích thích đường tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, nhợt nhạt, toát mồ hôi. Các triệu chứng nhiễm độc gan có thể xuất hiện sau 48 đến 72 giờ sau khi uống thuốc.
Cách xử lý khi đã sử dụng quá liều
Với trường hợp đã sử dụng quá liều được chỉ định, chúng ta phải ngưng sử dụng thuốc, và lập tức gọi cấp cứu hoặc đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý. Không được tự ý tìm cách giải quyết vì khi quá liều thuốc có thể gây chết người.
Tác dụng phụ Bostacet
Khi sử dụng thuốc, có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ thường gặp như:
Thường gặp (ADR > 1/100): Với các biểu hiện như buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.
Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100): Biểu hiện như suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh. Đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa. Chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn. Ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.
Hiếm gặp (ADR < 1/1000): với các triệu chứng như đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc. Mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt. Khó nuốt, phân đen do xuất huỵết tiêu hóa, phù lưỡi. Loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh, tăng hoặc giảm huyết áp. Thiếu máu. Khó thở. Albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.
Không xác định được tỉ lệ: như là phản ứng dị ứng (sốc phản vệ, nổi mày đay, hội chứng Stevens-Johnson), rối loạn chức năng nhận thức, khó tập trung, xuất huyết dạ dày.
Lưu ý: Cần thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng Bostacet
- Nên dùng tramadol liều thấp nhất có tác dụng, không nên dùng thuốc thường xuyên, dài ngày và không nên ngừng đột ngột mà phải giảm dần liều.
- Thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc SSRI (ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin), TCA (các hợp chất chống trầm cảm 3 vòng), các opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật; hay trên các bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử co giật, hay có nguy cơ co giật.
- Thận trọng khi dùng liều cao tramadol với thuốc tê, thuốc mê, rượu.
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời các chất ức chế TKTƯ như rượu, opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.
- Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu. Bệnh nhân nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
- Bệnh nhân nghiện rượu mãn tính và có nguy cơ gây độc tính trên gan.
- Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút được khuyến cáo dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Những người có tiền sử sốc phản vệ với codein hoặc các opioid khác khi dùng tramadol dễ có nguy cơ gây sốc phản vệ.
- Không dùng thuốc cho người có tiền sử lệ thuộc opioid, vì nếu dùng tramadol sẽ gây lệ thuộc thuốc trở lại.
- Cần thận trọng khi dùng tramadol vì thuốc có tiềm năng gây nghiện kiểu morphin.
- Người bệnh thèm thuốc, tìm kiếm thuốc, và tăng liều do lờn thuốc.
- Tránh dùng thuốc kéo dài và đặc biệt cho người có tiền sử nghiện opioid.
Tương tác với thuốc
- IMAOs, SSRIs, TCAs: tăng nguy cơ co giật, hội chứng serotonin.
- Carbamazepin: tăng chuyển hóa tramadol, giảm tác dụng giảm đau.
- Thuốc kháng vitamin K (chống đông máu): làm tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân.
- Quinidin, thuốc ức chế CYP2D6: tăng hàm lượng tramadol trong huyết tương.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Độ an toàn chưa được kiểm chứng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đối tượng sử dụng Bostacet
Sản phẩm thích hợp dùng cho người lớn và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý sử dụng thuốc Bostacet
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Không được tự ý sử dụng thuốc Bostacet.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ bác sĩ để được tư vấn.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Bảo quản sản phẩm
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Để xa tầm tay trẻ em.
Quy cách đóng gói
2 Vỉ X 10 Viên.
Địa chỉ bán thuốc Bostacet
Sản phẩm Bostacet có thể được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Hiện sản phẩm cũng đang có bán chính hãng tại cửa hàng Nhà Thuốc Thân Thiện.
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà thuốc THÂN THIỆN
- Hotline: 0916893886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bostacet giá bao nhiêu
Sản phẩm thực phẩm chức năng Bostacet có giá là: 50.000đ/ hộp. Giá trên có thể đã bao gồm cả cước phí vận chuyển.
Đơn vị sản xuất
Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam.
Địa chỉ: Sồ 43 Đường Sồ 8 Khu Công Nghiệp Vsip, An Phú, Thuận An, Bình Dương.
Số đăng kí
VD-30311-18.
Xuất xứ
VIET NAM.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.