Máu là gì?

Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong lòng mạch máu, đảm bảo dinh dưỡng cho các tổ chức, đồng thời thu nhận những sản phẩm của tổ chức tế bào để thải ra ngoài.

Máu là một chất dịch quánh có màu đỏ. Máu chiếm 1/3 trọng lượng cơ thể.

Tỷ trọng của máu là 1,050. Độ PH của máu là 7,36 và luôn hằng định.

Cấu tạo của máu:

Máu gồm 2 thành phần chính:

Huyết cầu: là thành phần hữu hình, chiếm 45%, thể tích máu gồm các tế bào máu: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Huyết tương: chiếm 55%, thể tích máu gồm huyết thanh (nước 90%) các chất hòa tan, các protein huyết tương, fibrin và các yếu tố đông máu.

Máu là gì? tính chất, cấu tạo và chức năng của máu!
Máu là gì? tính chất, cấu tạo và chức năng của máu!

Huyết cầu:

Hồng cầu:

* Cấu tạo và số lượng:

Hồng cầu là một tế bào hình đĩa dẹt lõm hai mặt, không nhân, đường kính là 7,5 µm, trong hồng cầu có chứa huyết sắc tố Hb (Hemoglobin), là chất quyết định hoạt động sinh lý của hồng cầu. Trong 1mm3 máu có tới 4.000.000 đến 4.500.000 hồng cầu.

* Đời sống của hồng cầu:

Hồng cầu được sản xuất từ tủy xương (các xương dẹt) và đưa vào máu. Hồng cầu sống được từ 100 đến 130 ngày thì bị vỡ, được chôn vùi ở lách và giải phóng ra hemoglobin, một phần Hb được quay trở lại tủy xương để tái tạo hồng cầu mới, còn phần lớn Hb chuyển thành Bilirubin tham gia tạo nên mật ở gan.

Cấu tạo của Máu
Cấu tạo của Máu

Bạch cầu:

Bạch cầu là tế bào không màu, có nhân, có kích thước khác nhau, song nói chung lớn hơn hồng cầu, đường kính trung bình từ 8 – 15µm. Bạch cầu có khả năng thay đổi hình dạng, tạo chân giả nên có thể xuyên mạch.

Bạch cầu do tủy xương và hạch bạch huyết sản xuất ra và đưa vào máu. Trong 1 mm3 có từ 6.000 đến 9.000 bạch cầu. Đời sống của bạch cầu rất ngắn từ vài giờ đến vài ngày.

Bạch cầu có nhiệm vụ xuyên mạch tới các tổ chức tế bào để thực bào và tạo kháng thể chống các vi sinh vật gây bệnh.

Tiểu cầu:

Tiểu cầu là tế bào máu nhỏ nhất không màu, không nhân, đường kính 2ðm đến 3 ðm, rất dễ vỡ. Tiểu cầu do tủy xương sản sinh ra, trong 1 mm3 có từ 200.000 > 300.000 tiểu cầu. Tiểu cầu sống từ 3 -> 5 ngày và đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đông máu.

Huyết tương

Huyết tương là phần lỏng của máu, chiếm 55% thể tích máu. Trong thành phần của huyết tương: nước chiếm 90%, chất hữu cơ là 8,5%, còn lại là chất vô cơ, trong huyết tương có rất nhiều chất cần thiết cho cơ thể như: Protid, Lipid, Glucid, Vitamin, muối khoáng, hormone, men chuyển hóa, kháng thể và các sản phẩm do chuyển hóa của cơ thể như acid lactic, ure, creatinin…

Chức năng của máu:

Chức năng hô hấp:

Máu thực hiện được chức năng hô hấp là do Hb(Hemoglobin).

Huyết sắc tố Hb vận chuyển O2 từ phổi đến tế bào.

Hb + O2 = HbO2 (Oxhemoglobin) là chất dễ phân ly thành Hb và O2.

Huyết sắc tố Hb vận chuyển O2 từ tế bào đưa ra phổi thải ra ngoài.

Hb + CO2 = HbCO2 (Carboxyhemolgobin)

Khi bị ngộ độc khí CO.CO sẽ gắn chặt hồng cầu không thu nhận được O2

Hb + CO = HbCo (Cacbohemoglobin) liên kết vững bền.

Chức năng dinh dưỡng:

Máu mang các chất dinh dưỡng như acid amin, glucoza, acid béo, vitamin, các chất khoáng… đến nuôi dưỡng tế bào.

Chức năng bài tiết:

Các sản phẩm do chuyển hóa tế bào sinh ra như CO2, ure, nước…v…v… được máu vận chuyển đến các cơ quan bài tiết (thận, phổi, tuyến mồ hôi) để thải ra ngoài.

Chức năng bảo vệ cơ thể:

Các bạch cầu có khả năng thực bào tiêu diệt vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể và sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bạch cầu tổng hợp các kháng thể chống lại kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

Chức năng điều hóa thân nhiệt:

Khi trời nắng, nóng máu đưa nhiệt ra phần nông của cơ thể để tỏa nhiệt (dẫn mạch). Khi trời lạnh máu lại chuyển nhiệt vào phần sâu của cơ thể (co mạch) để giữ nhiệt.

Chức năng thống nhất cơ thể:

– Máu lưu thông khắp cơ thể tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận trong cơ thể, máu điều hòa hoạt động các cơ quan thông qua các hormone của các tuyết nội tiết. Máu còn đảm nhiệm chức năng thống nhất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

Cơ chế đông máu

Bình thường máu ra khỏi mạch sẽ đông lại, tạo thành cục máu đông, sau vài giờ cục máu đông co lại, rỉ ra một chất dịch hơi vàng gọi là huyết thanh, đó là cơ chế đông máu – một quá trình phức tạp với 4 yếu tố chính: Thromboplastin, Prothrombin, Fibrinogen, và Ion Canxi theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn tạo Thromboplastin huyết tương hoạt động:

Các yếu tố gây đông máu tiếp xúc với tế bào dập nát ở miệng vết thương cùng với các chất do tiểu cầu tụ lại và giải phóng tạo thành Thromboplastin huyết tương hoạt động.

Giai đoạn tạo Thrombin:

Thromboplastin của huyết tương cùng với sự có mặt của Ion Canxi sẽ hoạt hóa Prothrombin của huyết tương tạo thành Thrombin.

Giai đoạn tạo Fibrin:

Thrombin lại tác động tiếp các chất Fibrrinogen của huyết tương làm cho chất này ngưng tụ thành những sợi nhỏ gọi là Fibrrin (sợi huyết). Các sợi Fibrrin kết dính với nhau và với các huyết cầu để hình thành cục máu đông:

Nhóm máu, truyền máu:

Nhóm máu:

Loài người có nhiều nhóm máu trong đó có 2 hệ chính là hệ nhóm máu ABO và nhóm máu Rh.

Trong hệ ABO. Hồng cầu có ngưng kết nguyên và trong huyết tương có ngưng kết tố không tương ứng. Qua nghiên cứu các nhà huyết học thấy rằng: Nếu hồng cầu gặp ngưng kết tố tương ứng của huyết tương thì máu sẽ bị ngưng kết. Người ta thấy có 4 nhóm như sau:

Nhóm máuNgưng kết nguyên (Hồng cầu)Ngưng kết tố (Huyết tương)
OabKhông có NKNa và b
AbAb
BaBa
A BA và BKhông có NKT
Truyền máu
Truyền máu

Truyền máu:

Khi bị mất máu hoặc thiếu máu nhiều, cần được truyền máu cấp. Để tránh ngưng kết hồng cầu, khi truyền máu phải theo nguyên tắc: “Không để cho ngưng kết nguyên của hồng cầu người cho máu bị ngưng kết bởi ngưng kết tố tương ứng của huyết tương người nhận”, theo sơ đồ sau:

Tuy vậy trong thực tế muốn chắc chắn để không xẩy ra tai biến ngưng kết hồng cầu người nhận, trước khi truyền máu phải thử phản ứng chéo.