Sâm Tỏa Dương là gì?

Sâm tỏa dương trong dân gian còn được gọi bằng nhiều tên khác như nấm ngọc cẩu, ngọc cẩu, gió đất, cây cu chó, củ ngọc núi, hoa đất, cây không lá, xà cô, ký sinh hoàn,… . Tên khoa học là Balanophora spp thuộc họ gió đất Balanophoraceae.

Nấm ngọc cẩu thuộc dòng cây thảo, nạc mềm, trông giống dòng cây nấm, toàn cây có màu đỏ, đôi khi có xuất hiện 1 vài cây có màu trắng. Chu kỳ sống có thể kéo dài vài năm hoặc có trường hợp mới chỉ mọc chưa hết 1 năm thì cây đã chết. Thuộc dòng cây sống ký sinh trên thân cây khác, thường là những cây gỗ lớn trong rừng lớn, rừng sâu. Thân cây thoái hóa thành củ nguyên hoặc phân nhánh thành nhiều hình dạng khác nhau, vỏ ngoài sần sùi, giống như nấm – sâm tỏa dương không có lá.

Hoa sâm tỏa dương thuộc loại hoa đơn tính khác gốc, mọc thành từng cụm hoa đực dày giống cu chó, thường mọc đứng hình trụ, chiều dài có thể khoảng 10 -15cm, dưới gốc có mọc một vài lá bắc. Bao hoa phát triển xe thành nhiều thùy, mỗi thùy đều dày và hẹp, có thể có tới 4 – 7 thùy mỗi bao. Hoa có nhị có bao phấn hình móng ngựa. Đối với cụm hoa cái thì hình thoi hoặc có hình trứng, ngắn hơn cụm hoa đực tới 6 – 7cm, không có bao hoa, , trên cụm hoa có nhiều phần phụ khác, hình chùy không có chức năng sinh sản. Không có quả, mùa hoa kéo dài từ tháng 10 năm nay tới tháng 2 năm sau.

Sâm Tỏa Dương - Nấm ngọc cẩu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Sâm Tỏa Dương – Nấm ngọc cẩu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố Sâm Tỏa Dương

Theo thống kê có tới tới 20 loài cây sống kí sinh, đây toàn bộ là ký sinh trên rễ. Các dòng cây ký sinh này thường phân bố ở vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi, Australia và phân bố cả ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Sâm tỏa dương cũng không ngoại lệ, chúng là loài cây sống trong vùng ẩm thấp như rừng nhiệt đới, rừng kín hoặc rừng cây lá rộng núi đá vôi. Khi cây chưa ra hoa thì toàn bộ cây là một hệ thống dạng sợi, các sọi này bám vào rễ ký sinh đem dĩnh dưỡng về nuôi cây. Do khả năng phát tán hạt hạn chế và sự phát triển của thân dưới dạng sợi nên cây đực và cây cái thường mọc gần nhau để dễ cho việc sinh sản, phát tán nòi giống.

Nơi phát hiện lượng lớn loài cây Sâm tỏa dương là vùng núi Bát Đái Sơn, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, độ cao khoảng 1600m. Ngoài ra loài cây này còn thường ký sinh trên những cây thuộc họ  Moraceae, Sterculiaceae, Tiliaceae… . Hiện nay đã có 2 loại của tỏa dương được đưa vào sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn.

Bộ phận được dùng làm thuốc Sâm Tỏa Dương

Bởi thân cây thoái hóa thành củ nguyên hoặc phân nhánh mà có thể dùng được cả cây.

Thành phần hóa học Sâm Tỏa Dương

Theo nghiên cứu, trong sâm tỏa dương có chứa lượng lớn chất màu anthoxyanozit – đây là loại dược chất có tác dụng trong kích dục ở cả nam và nữ. Đồng thời trong Sâm tỏa dương đã phân lập 19 hợp chất gồm: Balaxiflorins A và B, 3 hợp chất  phenylpropanoid, 4 hợp chất lignan, 9 hợp chất tanin và acid gallic.

Nghiên cứu khoa học về Sâm Tỏa Dương

Thông qua các nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu tại trường Đại học Dược Hà Nội, sâm tỏa dương đã được chứng minh có tác dụng lên hành vi tình dục thông qua hoạt tính androgen (nội tiết tố) rất rõ ràng. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy: Trên đối tượng thử nghiệm bằng dịch chiết tỏa dương với 2 mức liều 280mg/kg và 1400mg/kg đều thấy các hành vi tình dục thay đổi. Các chỉ số như thời gian, độ cương cứng, chất lượng đều tăng đáng kể và có ý nghĩa thông kê. Ở cả 2 liều này đều không thấy xuất hiện bất cứ tác dụng không mong muốn nào.

Sâm Tỏa Dương theo đồng y

Theo Biển thước tâm thư: Già lão thì khí suy nên chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động ngày càng chậm chạp, khó khăn; dương khí toàn thân không đủ thì nơi xa nhất như đầu ngón chân tay sẽ bị mỏi, bị lạnh, tê nhức với cảm giác kiến bò trong xương (không phải phong thấp). Để bổ sung dương khí lúc này nên dùng toả dương.

Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không thể cương cứng, phải dùng đến thuốc thì dùng toả dương. Trong đó nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ…

Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này toả dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì toả dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có ý kiến có thể thay toả dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà lo địa hoàng gây nê trệ có thể dùng toả dương là vị tư âm trợ dương.

Về phương diện bổ thận tráng dương, thì toả dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra tỏa dương được dùng để bổ máu làm ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, ốm dậy, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối.

Tác dụng chung của Sâm tỏa dương

Có tác dụng giúp bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Hỗ trợ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn, da mặt nhợt nhạt, tóc rụng nhiều và suy giảm công năng tuyến thượng thận.

Một số bài thuốc có Sâm Tỏa Dương

  • Thận hư, di tinh, di niệu, liệt dương, khí hư ra nhiều: Toả dương 5g, long cốt 3g, nhục thung dung 3g, tang phiêu tiêu 3g, phục linh 3g, hồng trà 3g. Hãm trong phích nước sôi 10-15phút, hoặc sắc uống hàng ngày.
  • Cháo tráng dương: Toả dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm – thực phẩm có tác dụng tráng dương.
  • Ôn dương nhuận tràng: Chữa dương hư táo bón người già.

Bài 1: Toả dương 15g, vừng đen 12g, vừng vàng 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g. Sắc lấy nước uống lúc đói. Cứ vậy ngày dùng 1 lần.

Bài 2: Toả dương 500g, nhục thung dung 500g. Sắc 2 nước dồn lại cô tiếp rồi cho 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần, dùng đều vào lúc trước bữa cơm uống với nước sôi môi lần 2-3 thìa canh.

  • Chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm của người già do dương hư): Nấu toả dương với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.
  • Bổ thận dương, ích tinh huyết: Hai quả thận (còn nguyên phần đỏ phía trên) bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột toả dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi…
  • Rượu toả dương: Khai vị, cường tráng: củ toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1 toả dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Hoặc toả dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tuần.
  • Thận, tâm, tỳ đều hư gây tảo tiết: Gà trống choai 1 con, toả dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thuỷ cho chín chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.
  • Tráng dương bổ thận: Lộc nhung 10g (thái lát); câu kỷ 30g, toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu ngon 40o trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì uống được.
  • Tư thận khí hư, tảo tiết, liệt dương, ra nhiều khí hư: Toả dương 5g, đảng sâm 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Cho vào phích nước sôi hãm khoảng 10 -15 phút để hoạt chất thoát ra hết rồi dùng như dùng nước lọc hàng ngày.
  • Bổ thận dương, chữa liệt dương: Canh hợp đồng cu của con chó với củ cây cu chó (cẩu pín với toả dương). Dùng hai thứ này xào hoặc nấu canh để ăn. Thêm gia vị gừng, hành để phối hợp tác dụng và khử tanh. Có thể thay dương vật chó bằng dương vật dê, bò, tinh hoàn gà…

Lưu ý sử dụng Sâm Tỏa Dương

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.