1. Thời kỳ sơ sinh:

  • Hoạt động chủ yếu là các phản xạ tự nhiên (VD: Bú)
  • Hoạt động mang tính chất lan tỏa do trung tâm dưới vỏ chi phối.

Tư thế nằm: 

+ Nằm ngửa: Đầu gối, khuỷu tay gấp vào trong, hông gấp và dạng ra ngoài.

+ Nằm sấp: Chậu hông nâng cao, đầu gối gấp dưới bụng.

+ Nằm treo ngang bụng: Đầu rủ hoàn toàn.

Từ 2-3 tuần trẻ biết nhìn theo bóng mẹ.

Giai đoạn này có thể có hiện tượng lác mắt sinh lý.

Quá trình phát triển Tâm thần và Vận động của trẻ từ 0-15 tuổi thế nào?
Quá trình phát triển Tâm thần và Vận động của trẻ từ 0-15 tuổi thế nào?

2. Trẻ 2-3 tháng tuổi:

Biết hóng chuyện, nhìn theo vật sáng di động, phát âm líu lo.

Tư thế nằm sấp ngẩng đầu từng lúc, khung chậu duỗi rộng, hông duỗi gần hoàn toàn.

3. Trẻ 4-5 tháng tuổi:

Thích cười đùa, hướng về tiếng động.

Phát âm được vài âm.

Lẫy được từ ngửa sang sấp và ngược lại.

Tiếp xúc chủ yếu là dùng môi miệng.

4. Trẻ 6-9 tháng:

Trẻ 6 tháng:

+ Ngồi được nhưng chưa vững.

+ Cầm đồ vật bằng lòng bàn tay.

+ Bập bẹ 2 âm thanh.

– Trẻ 7-8 tháng:

+ Tự ngồi được.

+ Cầm đồ vật cả 2 tay, vẫy tay chào, hoan hô.

+ Biết lạ, quen.

+ Biết phát âm 1-2 từ (VD: Bà, măm…)

Trẻ 9 tháng:

+ Bò được.

+ Đứng vịn.

+ Sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ nhặt đồ chơi.

+ Phát âm được 2 từ (VD: aa, ba ba, măm măm..)

5. Trẻ 10-12 tháng:

Đứng vững, đi men.

Hiểu được từ không.

Phối hợp giữa mắt và tay tốt hơn, nhận ra những vật thể riêng biệt.

6. Trẻ 13-15 tháng:

Tự đi một mình vài bước.

Xếp chồng 2 khối vuông và vẽ nguệch ngoạc.

Sử dụng ngón tay dễ dàng.

Nói được 4-6 từ

Đáp ứng mệnh lệnh đơn giản.

7. Trẻ 16-18 tháng:

Đi vững, đứng thẳng.

Cầm được cốc, thìa.

Chỉ được các bộ phận: Mắt, mũi, tai…

Biết gọi khi muốn đi tiểu tiện, đại tiện.

8. Trẻ 2 tuổi:

Lên xuống được cầu thang có người dắt.

Bắt chước người lớn làm một số việc đơn giản.

Biết nói câu 2-3 từ.

Xuất hiện khả năng suy nghĩ về thế giới vật chất, xuất hiện thế giới biểu tượng ở bên trong.

9. Trẻ 2-3 tuổi:

Đi nhanh, chạy, nhảy.

Tự mặc được quần áo.

Biết ít nhất 250 từ.

Đặt câu hỏi, hát được bài hát ngắn.

10. Trẻ 3-6 tuổi:

Đôi tay khéo léo hơn (Biết cầm kéo, nặn đất, vẽ…)

Đi được xe 3 bánh.

Nghe và kể lại được câu chuyện.

Vốn từ lên tới hàng nghìn từ.

11. Trẻ 7-15 tuổi:

Đi học, có sự thay đổi môi trường xã hội, chịu sự tác động của nhiều yếu tố.

Biết kiềm chế, tập trung chú ý.

Biết chấp nhận quy tắc chung của lớp, trường, hòa nhập bạn bè.

Biết tưởng tượng, sáng tạo.

Tuổi 11-15 hoặc sớm hơn có hiện tượng dậy thì.

Kết luận: Sự phát triển tâm thần vận động phân chia theo lứa tuổi có tính chất đại cương, không phải chính xác hoàn toàn cho sự trưởng thành của mọi trẻ. Song sự khác nhau giữa các trẻ không xa nhau lắm so với mức phát triển trung bình như trên.