1. Cân nặng:
1.1. Trẻ sơ sinh:
– Trung bình trên ≥ 2500g
+ Trẻ trai: 3100 ± 350g
+ Trẻ gái: 3060 ± 340g
– Hiện tượng sút cân sinh lý: 2-3 ngày sau đẻ trẻ có hiện tượng sút cân sinh lý khoảng 6-8% (150-300g do trẻ ỉa phân su, mất nước qua đường thở, nôn ra những chất hít phải trong quá trình sổ thai.
– Ngày thứ 10 sau đẻ cân nặng trở lại bình thường.
– Nếu sút ≥ 400g hoặc sau 15 ngày cân nặng không trở lại bình thường thì là bệnh lý.

1.2. Trong năm đầu:
– Cân nặng của trẻ trong năm đầu phát triển rất nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu sau đó tăng chậm dần:
+ 6 tháng đầu tăng nhanh, trung bình tăng 700g/ 1 tháng.
+ 6 tháng sau tăng chậm hơn, trung bình tăng 250g/1 tháng.
– Cân nặng của trẻ gấp đôi vào tháng thứ 4, 5 và gấp 3 sau 1 năm.
– Trẻ 1 tuổi cân nặng trung bình là: 9- 9,5kg.
1.3. Trẻ trên 1 tuổi:
X(kg) = 9 kg + 2×(N-1)
Trong đó N là số năm
Cân nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng 1kg . Từ 12-14 tuổi cân nặng của trẻ gái lớn hơn trẻ trai do có sự tăng trưởng nhảy vọt của tuổi vị thành niên ở trẻ gái thường đến sớm hơn ở trẻ trai 1-2 năm.
– Cân nặng của trẻ 2-10 tuổi tăng chậm, trung bình 1 năm tăng được 1,5kg.
– Trẻ 11-15 tuổi, cân nặng tăng nhanh nhất là giai đoạn dậy thì.
2. Sự phát triển chiều cao:
2.1. Trẻ sơ sinh:
Chiều dài trung bình trẻ sơ sinh: 50cm
Trẻ nam: 50 ± 1,6cm
Trẻ nữ: 49 ± 1,3cm
2.2. Trong năm đầu:
– Trong năm đầu chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh nhưng không đều giữa các tháng:
+ 3 tháng đầu: Tăng nhanh 3-3,5cm/1tháng.
+ 3 tháng giữa: Tăng 2-2,5cm/1tháng.
+ 6 tháng sau: Tăng 1- 1,5cm/1tháng.
– Trẻ 1 tuổi có chiều dài trung bình là 75cm
2.3. Trẻ trên 1 tuổi:
– Tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ 2 trở đi chậm hơn năm đầu.
– Giai đoạn dậy thì (11-15 tuổi): chiều cao tăng nhanh.
– Ở nam từ 20-25 tuổi và ở nữ từ 19-21 tuổi thì ngừng phát triển chiều cao.
– Công thức tính chiều cao của trẻ trên 1 tuổi:
X(cm) = 75 + 5× (N-1)
N là tuổi tính theo năm.
3. Vòng đầu, vòng ngực, cánh tay.
3.1. Vòng đầu:
– Ở trẻ sơ sinh đủ tháng: 30,31± 1,83cm
– Trẻ 1 tuổi: 43 ± 1,5cm
– Năm thứ 2-3: tăng 2cm
– Trẻ 5 tuổi: 45-50cm
– Trẻ 10 tuổi: 51cm
– Trẻ 15 tuổi: 53-54cm
3.2. Vòng ngực:
– Trẻ sơ sinh: 30 cm
– 1 năm đầu: vòng ngực tăng chậm hơn vòng đầu.
– 2–3 tuổi: vòng ngực đuổi kịp vòng đầu.
– Sau đó: vòng ngực tăng nhanh hơn vòng đầu.
3.3. Vòng cánh tay:
– Trẻ 1 tháng: 11cm
– Trẻ 1 tuổi: 13,5cm
– Trẻ 5 tuổi: 15 ± 1cm.
Mục lục