Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do rối loạn chuyển hoá calci, phospho và do hậu quả của tình trạng thiếu vitamin D.
Còi xương là bệnh khá phổ biến ỏ trẻ dưới 3 tuổi, bệnh gặp nhiều ở những nơi dân cư đông đúc, nơi ỏ chật chội ẩm thấp, thiếu ánh nắng hoặc những nơi có nhiều sương mù.
Theo số liệu của Viện Nhi Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở trẻ em dưói 3 tuổi nước ta là 9,4%. Còi xương là một bệnh toàn thân, ảnh hưỏng xấu tới sự tăng trưỏng và sức khỏe của trẻ, biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng hô hấp và suy dinh dưõng.
NGUYÊN NHÂN
1. Thiếu ánh sáng mặt trời:
– Do nhà ở chật chội
– Tập quán kiêng khem
– Mặc quá nhiều quần áo vào mùa đông
– Thời tiết: Mùa đông, sương mù

2. Chế độ ăn uống:
– Trẻ thiếu sữa mẹ
– Chế độ ăn không hợp lý
3. Các yếu tố thuận lợi:
– Trẻ < 1 tuổi
– Trẻ đẻ non, thấp cân
– Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm phổi…)
LÂM SÀNG
1. Các biểu hiện ở hệ thần kinh:
– Thường xuất hiện sớm
– Trẻ quấy khóc, ngủ không yên, hay giật mình
– Rối loạn thần kinh thực vật: ra mồ hôi trộm, rụng tóc gáy( hói gáy)
– Chậm phát triển các chức năng vận động
– Chậm mọc răng
2. Các biểu hiện ở xương:
– Xương sọ:
+ Dấu hiệu mềm xương sọ (Có bướu ở đỉnh, trán, chẩm)
+ Bờ thóp mềm, các thóp chậm liền
+ Vòng đầu to hơn so với tuổi
+ Trường hợp nặng, xương hàm bị đẩy ra phía trước, xương hàm hẹp
– Xương lồng ngực: Lồng ngực nhô, xương ức mềm lõm xuống
– Xương dài: Cong, phì đại đầu xương tạo dấu hiệu chuỗi hạt sườn, vòng cổ tay, vòng cổ chân
– Xương cột sống: Gù, vẹo
– Xương chậu: hẹp
3. Các dấu hiệu ở cơ và dây chằng:
Giảm trương lực cơ
4. Thiếu máu:
Thường gặp thiếu máu do thiếu sắt, da xanh, lách to.
CẬN LÂM SÀNG
1. XQ xương dài (thường chụp ở đầu dưới xương cẳng tay):
– Thấy xương mất chất vôi( loãng xương)
– Các điểm cốt hóa xuất hiện muộn, mờ và nhỏ
– Đầu các xương bè ra, đường cốt hóa nham nhở và lõm xuống
– Đôi khi có thể thấy dấu hiệu gãy xương
2. Các biến đổi sinh học:
– Máu: Phosphatase kiềm tăng sớm, Ca 2+ đa số bình thường hoặc giảm nhẹ, Phospho giảm liên tục
– Nước tiểu: Canxi giảm, phosphat tăng, Acid amin tăng, pH giảm
CHẨN ĐOÁN
1.Chẩn đoán xác định:
Dựa vào lâm sàng, Xquang và sinh học
2. Chẩn đoán phân biệt
– Còi xương thứ phát
– Một số bệnh thận
+ Bệnh ống thận mạn tính
+ Loạn dưỡng xương do thận
– Một số bệnh hệ ở hệ tiêu hóa.
ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị
1. Bổ sung Vitamin D:
– Thường dùng Vitamin D2, D3 liều 2000-4000đv/ngày kéo dài 3-6 tuần.
– Trường hợp cấp tính (là khi có kèm theo 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp như viêm phổi, tiêu chảy) có thể cho dùng liều 10000đv/ngày trong 10 ngày.
2. Chiếu tia cực tím
3. Điều trị phối hợp:
– Chế độ ăn có dầu
– Cho thêm các vitamin khác
– Muối Canxi 1- 2g/ ngày
4. Điều trị chỉnh hình:
Áp dụng ở giai đoạn còi xương không tiến triển (Thường trên 3 tuổi)
PHÒNG BỆNH
1. Đối với bà mẹ mang thai:
Uống 1000- 1200đv/ ngày trong quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén hoặc 1 lần duy nhất 100 000- 200 000đv từ tháng thứ 7 nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh sáng mặt trời .
2. Đối với trẻ:
– Giáo dục bà mẹ cách nuôi con:
+ Nuôi con bằng sữa mẹ
+ Ăn sam đủ chất
+ Sau cai sữa đảm bảo 200ml sữa/ ngày cho trẻ
– Tắm nắng cho trẻ
– Phòng bệnh bằng uống bổ sung Vitamin D .