Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc và tử vong cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

1. NGUYÊN NHÂN

– Phần lớn các NKHHC ở trẻ em là do virus: virus cúm, á cúm, hợp bào đường hô hấp, sởi …

– Vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu beta tan huyết nhóm A , phế cầu,  Hemophilus Influenzae ….

Nhiễm khuẩn Hô hấp cấp ở trẻ em, Nguyên nhân, Điều trị?
Nhiễm khuẩn Hô hấp cấp ở trẻ em, Nguyên nhân, Điều trị?

– Các yếu tố nguy cơ:

+ Trẻ đẻ thiếu cân

+ Trẻ bị suy dinh dưỡng

+ Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ

+ Ô nhiễm môi trường

+ Thay đổi thời tiết

2. PHÂN LOẠI NKHHC

2.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu

– Lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân chia thành 2 loại:

+ Nhiễm khuẩn hô hấp trên: thường hay gặp và nhẹ bao gồm: Viêm mũi họng, viêm VA, viêm Amidan, Viêm tai giữa, ho, cảm lạnh

+ Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: ít gặp hơn, thường nặng, bao gồm: Viêm thanh quản, khí quản, viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

2.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em có thể có các dấu hiệu lâm sàng như sốt, ho, chảy mũi, thở nhanh, thở rít, tím tái… Nhưng theo tổ chức Y tế thế giới thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ.

– Không viêm phổi: (Nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực.

– Viêm phổi (NKHH vừa): Trẻ ho, chảy nước mũi, có dấu hiệu thở nhanh, nhưng không rút lõm lồng ngực

– Viêm phổi nặng (NKHH nặng): Trẻ ho, chảy nước mũi, thở nhanh, và có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.

– Bệnh rất nặng: nếu có một trong các dấu hiệu sau:Không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy dinh dưỡng. Ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ nhiệt, thở khò khè.

3. PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ NKHHC Ở TRẺ EM

3.1. Phác đồ xử trí ho hoặc khó thở (2 tháng – 5 tuổi)

Dấu hiệuXếp loạiXử trí
Không uống được. co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm yên. Suy dinh dưỡng nặng.Bệnh rất nặngGửi đi cấp cứu bệnh viện, cho liều kháng sinh đầu tiên Điều trị sốt (nếu có) Điều trị khò khè (nếu có) Nếu nghi ngờ sốt rét, điều trị thuốc chống sốt rét
Rút lõm lồng ngựcViêm phổi nặngGửi đi cấp cứu bệnh viện; Cho liều kháng sinh đầu tiên; Điều trị sốt nếu có .Nếu chưa có điều kiện chuyển viện phải điều trị kháng sinh và theo dõi sát
– Không rút lõm lồng ngực – Thở nhanh( > 50 l/ phút đối với trẻ 2- 12 tháng, > 40 l/phút đối với trẻ 1- 5 tuổi )Viêm phổiHướng dẫn chăm sóc tại nhà Cho kháng sinh Điều trị triệu chứng Theo dõi sát 2 ngày điều trị và đánh giá lại (*)
Không rút lõm lồng ngực Không thở nhanh  Không viêm phổi ( ho, cảm lạnh)Nếu ho trên 30 ngày cần đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân, xử trí. Đánh giá xử trí vấn đề tai và họng Xử trí các vấn đề khác (nếu có) Điều trị sốt (nếu có) Điều trị khò khè (nếu có ) Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

(*) Sau 2 ngày điều trị với kháng sinh cần đánh giá lại. Nếu:

Dấu hiệuTình trạng xấu hơn Không uốngđược Rút lõm lồng ngực Các dấu hiệu nguy hiểm khácNhư cũ Không tiến triểnKhá hơn thở chậm hơn Giảm sốt Ăn uống tốt hơn
Xử tríGứi đi cấp cứu bệnh việnĐổi kháng sinh Hoặc đi bệnh việnCho đủ liều kháng sinh 5- 7 ngày

3.2. Phác đồ xử trí ho, khó thở (Trẻ dưới 2 tháng)

Dấu hiệu Xếp loại Xử trí
Bú kém, bỏ bú, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm yên. Khò khè. Sốt hoặc hạ nhiệt độ.Bệnh rất nặngGửi đi cấp cứu bệnh viện Giữ ấm cho trẻ Cho liều kháng sinh đầu tiên
Rút lõm lồng ngực mạnh Hoặc thở nhanh (> 60 l/ phút)Viêm phổi nặngGửi đi cấp cứu bệnh viện Cho liều kháng sinh đầu tiên Giữ ấm cho trẻ  
Không rút lõm lồng ngực Không thở nhanh Không viêm phổi (Ho, cảm lạnh)Hướng dẫn bà mẹ chăm sóc tại nhà Giữ ấm cho trẻ Cho trẻ bú mẹ nhiều lần Lau sạch mũi Đưa trẻ đến bệnh viện.  Nếu Khó thở hơnThở nhanh hơnBú kémTrẻ mệt hơn

Lưu ý: Dấu hiệu rút lõm lồng ngực ở trẻ dưới 2 tháng phải là rút lõm lồng ngực mạnh mới có giá trị vì bình thường ở lứa tuổi này trẻ có thể rút lõm lồng ngực nhẹ.

4. PHÒNG BỆNH

– Đảm bảo trẻ được bú mẹ càng sớm càng tốt sau đẻ, cho trẻ ăn sam đúng, đảm bảo dinh dưỡng

– Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát trong lành

– Không đun bếp than và hút thuốc lá… trong phòng

– Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết

– Tiêm chủng đầy đủ và theo đúng lịch

– Phát hiện sớm và xử trí theo phác đồ – Tuyên truyền giáo dục cho bà mẹ về cách phát hiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khi bị nhiễm khuẩm hô hấp cấp.