Xem thêmPhần được sử dụng làm thuốc là phần thân, cành, hoa và lá. Sau
khi thu hái, người ta đem dược liệu đi rửa sạch, cắt thành từng đoạn khoảng 3 –
4cm, phơi dưới bóng râm cho đến khi khô.
Thành phần hóa học của Cây Hương Nhu:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thành phần
hóa học có trong hương nhu bao gồm các chất như: Cavacrol 10,15%,
Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%,
b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%,g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%,
Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, b-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15%.
Những nghiên cứu khoa học về công dụng của Hương Nhu:
Hương nhu (dùng sống) 30g/kg, sắc, rót vào dạ dầy chuột, uống
lần thứ nhất, thấy nhiệt giảm, uống 3 lần liên tục thấy có tác dụng giải nhiệt.
Dầu Thạch Hương nhu 0,3ml/kg và 0,15ml/kg rót vào dạ dầy chuột
nhắt thấy có tác dụng ức chế, giảm chất chua.
Nghiên cứu cho thấy nước sắc Thạch hương nhu có tác dụng trấn
tỉnh chua.
Dầu Thạch Hương nhu liều 190mg/kg cho uống liên tục 7-8
ngày, thấy có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch.
Theo Chen Chi Pien và cộng sự, Sinh Dược học tạp Chí [Nhật Bản]
cho thấy, Dầu Thạch hương nhu có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn thương
hàn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn phế viêm, các loại trực khuẩn
Năm 1998, nhà nghiên cứu Singh đã phát hiện ra trong hương
nhu tía còn chứa thành phần acid linoleic – thành phần này có khả năng ức chế
lipoxygenase và cyclooxygenase trên quá trình gây viêm. Ngoài ra, dịch chiết cồn
của hương nhu tía còn giúp làm giảm số lần đau thắt trên cơ thể chuột khi bị
kích thích tự nhiên.
Cây Hương Nhu theo đông y
Theo y học cổ truyền hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào 2 kình phế và vị. Tác dụng giúp tán thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa, phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy.
Công dụng của Cây Hương Nhu:
- Giúp lợi thấp, giảm sốt.
- Hỗ trợ chữa đau bụng cảm mạo, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy.
- Hỗ trơ trị viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, trị cảm sốt nhức đầu.
- Hỗ trợ điều trị viêm trường vị cấp tính, kiết lỵ.
- Hỗ trợ điều trị rụng tóc và hỗ trợ kích thích mọc tóc.
- Hỗ trợ điều trị chảy máu cam.
- Hỗ trợ làm giảm stress, kháng viêm, giảm đau.
- Giúp kháng khuẩn và chống oxy hóa.
Một số bài thuốc từ Cây Hương Nhu:
Trị tâm phiền, hông sườn đau:
Hương nhu gĩa nát, ép lấy 2 chén nước cốt uống (Trủu Hậu
phương).
Trị lưỡi chảy máu như bị đâm:
Hương nhu ép lấy một chén nước cốt uống (Trửu Hậu phương).
Trị miệng hôi: Hương nhu 1 nắm, sắc đặc để súc miệng (Thiên Kim Phương).
Trị vào mùa hè nằm chỗ hóng gió, hoặc ăn thứ sống lạnh, rồi sinh chứng nôn
mửa, tiêu chảy, sốt, đầu đau, cơ thể đau, bụng đau, chuyển gân, nôn khan, tay
chân lạnh, bứt rứt:
Hương nhu 480g, Hậu phác (sao nước gừng), Bạch biển đậu
(sao), mỗi vị 280g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, thêm 2 chén nước, nửa chén rượu,
sắc lấy 1 chén,để nguội, uống liên tục 2 lần là kiến hiệu (Hương Nhu Ẩm-Hòa Tễ
Cục phương).
Trị chảy máu cam không dứt:
Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống 4g
Trị phù thủng:
Sử dụng Hương nhu khô 10 cân, gĩa nát, bỏ vào nồi, đổ nước
ngập quá 3 tấc, nấu cho ra hết khí vị, rồi gạn cho trong, lại đốt lửa nhỏ cô lại
cho tới khi viên được. Làm viên to bằng hạt Ngô đồng. Mỗi lần uống 5 viên, ngày
3 lần,tăng dần thêm cho tới khi lợi tiểu là được (Bản Thảo Đồ Kinh).
Trị bệnh phong thủy, khí thủy, cả người sưng phù:
Hương nhu 1 cân, đổ nước nấu cho thật nát, bỏ bã lọc trong,
rồi cô thành cao, thêm 40g Bạch truật (tán bột) trộn vào làm viên, to bằng hạt
Ngô đồng. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm, ngày 5 lần, đêm một lần. Uống cho
đến khi lợi tiểu là được (Nhu Truật Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu).
Trị quanh năm bị thương hàn cảm mạo:
Hương nhu tán bột. Mỗi lần uống lần 8g với Rượu nóng (Vệ
Sinh Giản Dị Phương).
Lưu ý sử dụng Cây Hương Nhu:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Người trúng nhiệt: kiêng dùng. Người chân khí hư yếu: không
nên uống nhiều
Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng