Xuất xứ | Nhật Bản |
Quy cách | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Thương hiệu | Nipro Pharma |
Thuốc Iressa 250mg có nguồn gốc xuất xứ từ Japan và được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Được cấp phép bởi cục quản lý dược – Bộ Y tế. Thuốc có tác dụng dùng để điều trị ung thư phổi.
THÂN THIỆN CAM KẾT
Thuốc Iressa 250mg thuộc nhóm thuốc chống ung thư, ức chế protein kinase. Thành phần dược chất chính gồm có Gefitinib hàm lượng 250mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng trực tiếp theo đường uống. Thuốc có tác dụng để điều trị ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ. Thuốc thích hợp sử dụng cho người lớn.
Iressa 250mg được chỉ định điều trị cho bệnh nhân người lớn ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn mà có đột biến hoạt hóa EGFR TK
Sản phẩm đã được Cục Dược – Bộ Y tế cấp phép dưới dạng thuốc kê đơn, chỉ bán theo đơn của bác sỹ. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Iressa 250mg bao gồm những thành phần chính như là
Thành phần hoat chắt: Gefitinib 250 mg
Thảnh phần tá dược: Lactose monohydrat, cellulose vi tinh thể, croscarmellose natri, povidon, natri lauryl sulfat, magnesi stearat, hypromellose, macrogol 300, titan dioxyd, oxyd sắt vàng, oxyd sắt đỏ.
Thuốc Iressa 250mg cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Dưới đây là liều lượng tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.
Có thể uống thuốc trong hoặc ngoài bữa ăn, cùng một thời gian trong ngày. Thuốc có thể được nuốt nguyên viên cùng với một ít nước hoặc trường hợp không thể uống nguyên viên thuốc thì có thể phân tán viên thuốc trong nước. Nên thả viên thuốc trong nửa ly nước uông (không chứa carbonat). Không nên dùng chung với các thức uống khác. Không được nghiên viên thuôc, thả nguyên viên thuốc trong nửa ly nước. Khuấy đều cho đên khi viên thuốc phân tán hoàn toàn (khoảng 20 phút) và uống dịch thuốc ngay lập tức sau khi thuôc phân tán hoàn toàn (nghĩa là trong vòng 60 phút). Tráng ly với nửa ly nước và uông. Dịch thuôc phân tán cũng có thể được dùng qua ống thông mũi-dạ dày hoặc ống thông dạ dày.
Việc điều trị với IRESSA nên được tiến hành và theo dõi bởi các bác sỹ có kinh nghiệm trong điều trị ung thư.
Liều khuyến cáo IRESSA là 1 viên 250 mg, ngày 1 lần. Nếu quên dùng 1 liều thuốc, nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu việc quên uống thuốc dưới 12 giờ tính đến thời điểm dùng liều kế tiếp, bệnh nhân không nên dùng liều thuốc đã lỡ quên uống. Bệnh nhân không nên dùng liều gấp đôi (uống cùng lúc 2 liều thuốc) để bù cho liều đã quên uống.
Trẻ em
Suy gan
Suy thận
Bệnh nhân cao tuổi
Bệnh nhân có suy giảm enzym CYP2D6
Điều chỉnh liều khi có độc tính của thuốc
Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì những đối tượng sau đây không nên sử dụng:
Trong quá trình sử dụng Thuốc Iressa 250mg, quý vị cần thận trọng với những trường hợp sau:
Bệnh phổi mô kẽ (ILD)
Ngộ độc gan và suy giảm chức năng gan
Tương tác với các thuốc khác
Lactose
Các thận trọng khác:
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
Khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không nên có thai trong quá trình điều trị với thuốc này.
Phụ nữ mang thai
Chưa có dữ liệu về việc dùng gefitinib cho phụ nữ có thai. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng tỏ thuõc có độc tính trên hệ sinh sản. Chưa biết khả năng nguy cơ đối với con người. Không nên dùng IRESSA trong thai kỳ trừ khi thật sự rất cần thiết.
Phụ nữ đang cho con bú
Hiện vẫn chưa biết liệu gefitinib có bài tiết qua sữa ở người hay không. Gefitinib và các chât chuyên hóa của gefitinib đi vào sữa của chuột thí nghiệm. Chống chỉ định dùng gefitinib trong khi đang cho con bú và vì thế phụ nữ đang cho con bú phải ngưng cho con bú trong khi điều trị bằng IRESSA (xem phần “Chống chỉ định”).
Đã có báo cáo về triệu chứng suy nhược trong khi điều trị bằng gefitinib. Do đó, các bệnh nhân có triệu chứng này nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy.
Các thuốc có thể làm tăng nồng độ gefitinib trong máu
Các thuốc làm giảm nồng độ gefitinib trong huyết tương
Các thuốc bị thay đổi nồng độ trong huyết tương do ảnh hưởng của gefitinib
Các khả năng tương tác khác
Trong quá trình sử dụng Iressa 250mg thì có thể sẽ gặp 1 số phản ứng phụ không mong muốn như sau:
Tóm tắt dữ liệu an toàn thuốc
Bảng phân loại phản ứng ngoại ý
Bảng 1 Phản ứng ngoại ý
Phản ứng ngoại ý phân loại theo cơ quan và tần số | ||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Rất thường gặp | Biếng ăn có bản chất nhẹ hoặc trung bình (CTC độ 1 hoặc 2). |
Rối loạn mắt | Thường gặp | Viêm kết mạc, mống mắt và khô mắt*, chủ yếu có bản chất nhẹ (CTC độ 1). |
ít gặp | Viêm xước giác mạc, có thể hồi phục và đôi khi kèm với lông mi mọc lạc chỗ. | |
Viêm giác mạc (0,12%) | ||
Rối loạn mạch máu | Thường gặp | Xuất huyết, như chảy máu cam và tiểu máu. |
Rối loạn hệ hô hấp, lồng ngực và trung thất | Thường gặp | Bệnh phổi mô kẽ (1,3%), thường nghiêm trọng (CTC độ 3-4). Đã có báo cáo về các hậu quả nguy hiểm đến tính mạng. |
Rối loạn hệ tiêu hóa | Rất thường gặp | Tiêu chảy chủ yếu có bản chất nhẹ hoặc trung bình (CTC độ 1 hoặc 2) |
Nôn mửa chủ yếu có bản chất nhẹ hoặc trung bình (CTC độ 1 hoặc 2). | ||
Buồn nôn chủ yếu có mức độ nhẹ (CTC độ 1). | ||
Viêm miệng chủ yếu có bản chất nhẹ (CTC độ 1). | ||
Thường gặp | Mất nước thử phát do tiêu chày, buồn nôn, nôn hoặc biếng án. | |
Khô miệng* chủ yếu có bản chất nhẹ (CTC độ 1). | ||
ít gặp | Viêm tụy, thùng dạ dày ruột. | |
Rất thường gặp | Tăng alanin aminotransferase chủ yếu có mức độ nhẹ đến trung bình. | |
Thường gặp | Tăng aspartate aminotransferase chủ yếu có mức độ nhẹ đến trung bình. | |
Tàng bilirubin toàn phần chủ yếu có mức độ nhẹ đến trung bình. | ||
ít gặp | Viêm gan*** | |
Rất thường gặp | Phản ứng trên da chủ yếu nổi mẩn dạng mụn mủ nhẹ hoặc vừa (CTC độ 1 hoặc 2), đôi khi ngứa với da khô, bao gồm nứt nẻ trên nền ban đỏ. | |
Thường gặp | Rối loạn móng | |
Rụng tóc | ||
ít gặp | Phản ứng dị ứng**, gồm phù mạch và nổi mề đay. | |
Hiếm gặp | Bóng nước bao gồm hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens Johnson và hồng ban đa dạng. | |
Viêm mao mạch da | ||
Thường gặp | Tăng creatinin máu không triệu chứng | |
Protein niệu | ||
Viêm bàng quang | ||
Hiếm gặp | Viêm bàng quang xuất huyết | |
Rất thường gặp | Suy nhược chủ yếu mức độ nhẹ (CTC độ 1). | |
Thường gặp | sốt |
Tần số phản ứng ngoại ý có liên quan đến các kết quả xét nghiệm bất thường là dựa trên các bệnh nhân có thay đổi CTC độ 2 hoặc lớn hơn so với nền chuẩn của các thông số xét nghiệm có liên quan.
Biến cố này có thể xảy ra kết hợp với các tình trạng khô khác (chủ yếu là phản ứng trên da) đã ghi nhận với IRESSA.
Tần suất toàn bộ phản ứng ngoại ý về phản ứng dị ứng ghi nhận trong phân tích gộp các thử nghiệm ISEL, INTEREST và IPASS là 1,5% (36 bệnh nhân). 14 trong số 36 bệnh nhân bị loại trừ khỏi tân suât được báo cáo do không có căn nguyên dị ứng hoặc do phản ứng dị ứng là kết quả khi dùng 1 dược phẩm khác.
Bao gồm vài báo cáo riêng lẻ suy gan mà một số trường hợp dẫn đến tử vong
Bệnh phổi mô kẽ (ILD)
Trong nghiên cứu lâm sàng INTEREST, tỷ lệ các loại phản ứng ngoại ý là 1,4% (10) bệnh nhân trong nhóm gefitinib so với 1,1% (8) bệnh nhân trong nhóm docetaxel. Một phản ứng ngoại ý loại bệnh phôi mô kẽ gây tử vong và đã xảy ra ở một bệnh nhân thuộc nhóm gefitinib.
Trong nghiên cứu lâm sàng ISEL, tần suất biến cố loại ILD ở toàn bộ bệnh nhân là tương tự nhau và khoảng 1% ở cả 2 nhánh điều trị. Đa số biến cố loại ILD ghi nhận là ở bệnh nhân thuộc chủng tộc Châu A và tần suất xảy ra ILD giữa nhóm bệnh nhân Châu Á điều trị bằng IRESSA và nhóm dùng giả dược là khoảng 3% và 4 % theo thứ tự tương ứng. Có 1 bệnh nhân thuộc nhóm dùng giả dược có biến cố ILD tử vong.
Tropg một nghiên cứu theo dõi sau khi đưa thuốc ra thị trường tại Nhật (3350 bệnh nhân), tỷ lệ biến cố loại ILD được ghi nhận ở bệnh nhân dùng gefitinib là 5,8%. Tỷ lệ của các phản ứng ngoại ý loại ILD bị tử vong là 38,6%.
Trong thử nghiệm lâm sàng nhãn mở pha III (IPASS) trên 1217 bệnh nhân so sánh IRESSA với hóa trị liệu 2 thuốc carboplatin/paclitaxel như là điều trị bước đầu ở những bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển tại châu Á, tỷ lệ biến cô loại ILD là 2,6% ở nhóm điều trị với IRESSA so với 1,4% ở nhóm điều trị với carboplatin/paclitaxel.
Không có trị liệu đặc biệt trong trường hợp dùng quá liều gefitinib. Tuy nhiên, trong nghiên cứu lâm sàng pha I, một sô ít bệnh nhân đã được điều trị bằng liều lên đến 1000 mg/ngày. Đã ghi nhận sự tăng tân suât và mức độ trâm trọng của một số phản ứng ngoại ý, chủ yếu là tiêu chảy và ban da. Các phản ứng ngoại ý do dùng quá liều nên được điều trị triệu chứng; đặc biệt tình trạng tiêu chảy nặng nên được điều trị theo chỉ định lâm sàng. Trong một nghiên cứu với số lượng giới hạn bệnh nhân được điều trị hàng tuần với liều từ 1500 mg đến 3500 mg. Trong nghiên cứu này, nồng độ và thời gian tiếp xúc với IRESSA không tăng cùng với liều, các phàn ứng ngoại ý chủ yếu ở mức độ nhẹ đến trung bình và phù hợp với các dữ liệu an toàn thuốc IRESSA đã biết.
Cần tham vấn ý kiến bác sỹ khi:
Nhóm dược lý trị liệu: thuốc chống ung thư, ức chế protein kinase, mã ATC: L01XE02.
Cơ chế tác động và tác dụng dược lực
Yếu tố phát triển biểu bì (epidermal growth factor – EGF) và thụ thể (EGFR [HER1; ErbB1]) đóng vai trò chủ yếu trong quá trình phát triển vậ tăng sinh của tế bàọ bình thường và tế bào ung thư. Đột biến hoạt hóa EGFR trong tế bào ung thư là yếu tố quan trọng trong việc phát triển khối u, ngăn tê bào chêt theo chương trình, tăng hình thành các mạch máu mới và thúc đẩy quá trình di căn của bướu.
Gefitinib là hoạt chất có phân tử nhỏ, ức chế chọn lọc tyrosin kinase trên thụ thể của yếu tố phát triền biểu bì và điều trị hiệu quả ở bệnh nhân có khôi u mang đột biến hoạt hóa của EGFR tyrosin kinase bất kể bước điều trị. Không có tác động lâm sàng liên quan ở bệnh nhân có khối u không mang đột biến EGFR.
Đột biến hoạt hóa EGFR thường gặp (mất đoạn trên exon 19, L858R) có nhiều dữ liệu đáp ứng hỗ trợ cho nhạy cảm với gefitinib; ví dụ: thời gian sống còn không tiên triên bệnh HR (95% Cl) 0,489 (0,336; 0,710) trong nhóm gefitinib so với nhóm hóa trị đôi WJTOG3405]. ít dữ liệu đáp ứng với gefitinib hơn ở các bệnh nhân có khôi u chứa đột biến ít gặp, các dữ liệu sẵn có cho thấy G719X, L861Q và S7681 là các đột biên nhạỵ thuốc; và T790M đơn độc hoặc đột biến chèn đoạn ở exon 20 đơn độc là các cơ chế đề kháng thuốc. DNA của khối u trong hệ tuần hoàn (ctDNA) Trong nghiên cứu lâm sàng IFUM, tình trạng đột biến được đánh giá trên mẫu khối u và mẫu ctDNA chiết tách từ huyết tương, bằng cách sử dụng bộ kít xét nghiệm Therascreen EGFR RGQ PCR (của hãng Qiagen). Cả hai mẫu ctDNA và mẫu khối u đều có thể đánh giá cho 652 bệnh nhân trong tổng số 1060 bệnh nhân đã sàng lọc. Tỷ lệ đáp ứng khách quan của nhóm bệnh nhân có xét nghiệm đột biến dương tính trong cả mâu khôi u và mẫu ctDNA là 77% (95% Cl: 66%-86%), và trong nhóm bệnh nhân chỉ có đột biến dương tính trên mẫu khối u là 60% (95% Cl: 44%-74%).
Bảng 2 Tóm tắt tình trạng đột biến căn bản của mẫu khối u yà ctDNA trên tất cả các bệnh nhân sàng lọc mà có khả năng đánh giá được trên cả 2 loại mẫu.
Tiêu chí | Diễn giải | Tỷ lệ IFUM % (CI) | IFUM N |
Độ nhạy | Tỷ lệ khối u đột bịến dương tính mà ctDNA cũng có kết quả đột biến dương tính | 65,7 (55,8; 74,7) | 105 |
Độ đặc hiệu | Tỷ lệ khối u đột biến âm tính mà ctDNA cũng có kết quả đột biến âm tính | 99,8 (99,0; 100,0) | 547 |
Các dữ liệu này cũng phù hợp với kết quả phân tích thăm dò định trước trong đề cương nghiên cứu. Trên phân nhóm bệnh nhân Nhật Bản trong nghiên cứu lâm sàng IPASS (Goto 2012). Trong nghiên cứu này, ctDNA chiết tách từ huyết thanh, không phải từ huyết tương, được dùng để phân tích đột biến EGFR sử dụng bộ kít EGFR Mutation Test Kit (DxS) (N = 86). Trong nghiên cứu này, độ nhạy là 43,1%, độ đặc hiệu là 100%.
Độ an toàn và hiệu quả của thuốc trên lâm sàng
Điều trị bước 1
Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên pha III về điều trị bước 1 trên bệnh nhân Châu Á ung thư phổi không tế bào nhỏ dạng tuyến tiến xa (giai đoạn IIIB hay IV), hút thuốc ít trước đây (ngưng hút thuốc >15 năm trước và hút < 10 gói-năm) hoặc không bao giờ hút thuốc (xem Bảng 3)
1Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Nhật, Mă Lai, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan.
Bảng 3 Hiệu quả lâm sàng của geíitinib so với carboplatin/ paclitaxel trong nghiên cứu IPASS.
Nhóm | N | Tỷ lệ đáp ứng khách quan và 95% Cl đối với sự khác biệt giữa 2 liệu pháp điều trịa | Tiêu chí chính Thời gian sống bệnh không tiến triển (PFS)ab | Thời gian sống còn toàn bộ ab | |||||
Toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu | 1217 | 43,0 % so với 32,2 % [5,3 %; 16,1 %] | HR 0,74 [0,65; 0,85] 5,7m so với 5,8m p<0,0001 | HR 0,90 [0,79; 1,02] 18,8m so với 17, 4m p=0,1087 | |||||
Bệnh nhân có đột biến EGFR dương tính | 261 | 71,2 % so với 47,3 % [12,0 %; 34,9 %] | HR 0,48 [0,36; 0,64] 9,5m so với 6,3m p<0,0001 | HR 1,00 [0,76; 1,33] 21,6m so với 21,9m | |||||
Bệnh nhân có đột biến EGFR âm tính | 176 | 1,1 % so với 23,5 % [-32,5 %; -13,3 %] | HR 2,85 [2,05; 3,98] 1,5m so với 5,5m p<0,0001 | HR 1,18 [0,86; 1,63] 11,2m so với 12,7m | |||||
Bệnh nhân chưa rõ đột biến | 780 | 43,3 % so với 29,2 % [7,3 %; 20,6 %] | HR 0,68 [0,58- 0,81] 6,6m so với 5,8m p<0.0001 | HR 0,82 [0,70 – 0,96] 18,9m so với 17,2m |
a Trị số trình bày là của IRESSA so với carboplatin/paclitaxel.
b “m” nghĩa là tháng trung vị. số trong dấu ngoặc vuông là khoảng tin cậy 95% cho HR.
N Số bệnh nhân ngẫu nhiên.
HR Tỷ số nguy cơ (Tỷ số nguy cơ <1 là IRESSA lợi thế hơn).
Chất lượng sống khác nhau tùy thuộc vào tình trạng đột biến EGFR. Trong nhóm bệnh nhận có đột biên EGFR, nhiều bệnh nhân điều trị với IRESSA có sự cải thiện đáng kể về chât lượng cuộc sông và triệu chứng ung thư phổi so với carboplatin/paclitaxel (xem Bảng 4).
Bảng 4 Chất lượng sống của nhóm gefitinib so với nhóm carboplatin/paclitaxel trong nghiên cứu IPASS
Nhóm | N | Tỷ lệ cải thiện FACT-L QoL a % ’ | Tỷ lệ cải thiện triệu chứng LCS a % |
---|---|---|---|
Toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu | 1151 | (48,0 % so với 40.8 %) p=0,0148 | (51,5 % so với 48,5 %) p=0,3037 |
Bệnh nhân có đột biến EGFR dương tính | 259 | (70,2 % so với 44,5 %) p<0,0001 | (75,6 % so với 53,9 %) p=0,0003 |
Bệnh nhân có đột biến EGFR âm tính | 169 | (14,6 % so với 36,3 %) p=0,0021 | (20,2 % so với 47,5 %) p=0,0002 |
X
II p ị
t)_\
Chỉ số hiệu quà lâm sàng được chứng minh bời tổng điểm FACT-L và LCS.
a Trị số trình bày là của IRESSA so với carboplatin/paclitaxel.
N Số bệnh nhân có thể đánh giá phân tích chất lượng cuộc sống.
QoL Chất lượng cuộc sống
FACT-L Thang đánh giá của liệu pháp điều trị ung thư phối.
LCS Thang đánh giá ung thư phổi
Trong nghiên cứu IPASS, IRESSA chứng minh hiệu quả vượt trội trên PFS, ORR, QOL và giảm triệu chứng mà không có sự khác biệt đáng kể vê khả năng sông còn toàn bộ so với carboplatin/paclitaxel ở nhóm bệnh nhân chưa được điêu trị trước độ, bị bệnh ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ tiến triển tại chỗ hay di căn, các khôi u này có đột biến hoạt hóa EGFR tyrosin kinase.
Trên các bệnh nhân đã được điều trị trước đó.
Trong 1 nghiên cứu lâm sàng pha III (INTEREST) tiến hành ngẫu nhiên trên bệnh nhân NSCLC giai đoạn tiến triển tại chỗ hoặc di căn mà trước đây đã dùng hóa trị co platinum. Tren toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu, không có sự khác biệt có ý nghĩa’thông kê giữa gefitinib và docetaxel (75mg/m2) về thời gian sống còn toàn bộ, thời gian sông bệnh không tiến triển và tỷ lệ đáp ứng khách quan (xem Bảng 5).
Bảng 5 Hiệu quả lâm sàng cùa gefitinib so với docetaxel trong nghiên cứu INTEREST
Nhóm | N | Tỷ lệ đáp ứng khách quan và 95% Cl đối với sự khác biệt giữa 2 liệu pháp điều trịa | Thời gian sống bệnh không tiến trỉểnab | Tiêu chí chính Thời gian sống còn toàn bộab |
Toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu | 1466 | 9,1 % so với 7,6 % [-1,5 %; 4,5 %] | HR 1,04 [0,93; 1,18] 2,2 m so với 2,7 m p=0,4658 | HR 1,020 [0,905; 1,150]c 7,6 m so với 8,0 m p=0,7332 |
Bệnh nhân có đột biến EGFR dương tính | 44 | 42,1 % so với 21,1 % [-8,2 %; 46,0 %] | HR 0,16 [0,05;0,49] 7,0 m so với 4,1 m p=0,0012 | HR 0,83 [0,41; 1,67] 14,2 m so với 16,6 m p=0,6043 |
Bệnh nhân có đột biến EGFR âm tính | 253 | 6,6 % so với 9,8 % [-10,5 %;4,4 %] | HR 1,24 [0,94; 1,64] 1,7 m so với 2,6 m p=0,1353 | HR 1,02 [0,78; 1,33] 6,4 m so với 6,0 m p=0,9131 |
Bệnh nhân thuộc chủng tộc Châu Ác | 323 | 19,7 % so với 8,7 % [3,1 %; 19,2 %] | HR 0,83 [0,64; 1,08] 2,9 m so với 2,8 m p=0,1746 | HR 1,04 [0,80; 1,35] 10,4 m so với 12,2 m p=0,7711 |
Bệnh nhân không phải chủng tộc Châu Á | 1143 | 6,2 % so với 7,3 % [-4,3 %; 2,0 %] | HR 1,12 [0,98; 1,28] 2,0 m so với 2,7 m p=0,1041 | HR 1,01 [0,89; 1,14] 6,9 m so với 6,9 m p=0,9259 |
a Trị số được trinh bày là của IRESSA so sánh với docetaxel.
b,“m” là tháng trụng vị. số liệu trong dấu ngoặc đơn là khoảng tin cậy 96% trên tỷ số nguy cơ cùa thời gian sống còn toàn bộ trên toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cưu, hoặc khoảng tin cậy 95% cho HR.
c Khoảng tin cậy hoàn toàn nằm dưới giới hạn xác định không kém hơn 1,154.
N Số bệnh nhân lựa chọn ngẫu nhiên
HR Tỷ số nguy cơ (HR <1 thì IRESSA có lợi thế hơn)
Biểu đồ 1 và 2 Hiệu quả của thuốc trong phân nhóm bệnh nhân không thuộc chủng tộc Châu A trong nghiên cứu INTEREST
(N = Số bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên)
Nghiên cứu lâm sàng pha III (ISEL) thực hiện ngẫu nhiên trên bệnh nhân NSCLC tiến triển mà đã dùng 1 hoặc 2 phác đồ hóa trị trước đó và đã kháng trị hoặc không dung nạp với phác đồ điều trị gần nhất. IRESSA phối hợp với liệu pháp chăm sóc nâng đỡ (BSC: Best Supportive Care) được SO sánh với giả dược phối hợp với liệu pháp chăm sóc nâng đỡ. IRESSA không làm kéo dài đáng kể thời gian sống còn trên toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Thời gian sống còn khác nhau tùy theo tình trạng hút thuốc và yếu tố chủng tộc (xem Bảng 6).
Bảng 6 Hiệu quả của gefitinib so với giả dược trong nghiên cứu ISEL
Nhóm | N | Tỷ lệ đáp ứng khách quan và 95%CI đối với sự khác biệt giữa 2 liệu pháp điều trịa | Thời gian đến khi điều trị thất bạiab | Tiêu chí chính Thời gian sống còn còn bộabc |
Toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu | 1692 | 8,0 % so với 1,3 % [4,7 %; 8,8 %] | HR 0,82 [0,73; 0,92] 3,0 m so với 2,6 m p=0,0006 | HR 0,89 [0,77; 1,02] 5,6 m so với 5,1 m p=0,0871 |
Bệnh nhân có đột biền EGFR dương tính | 26 | 37,5 % so với 0 % [-15,1 %; 61,4 %] | HR 0,79 [0,20; 3,12] 10,8 m so với 3,8m p=0,7382 | HR NC NR so với 4,3 m |
Bệnh nhân có đột biến EGFR âm tính | 189 | 2,6 % so với 0 % [-5,6 %; 7,3 %] | HR 1,10 [0,78, 1,56] 2,0 m so với 2,6 m p=0,5771 | HR 1,16 [0,79; 1,72] 3,7 m so với 5,9 m p=0,4449 |
Bệnh nhân không hút thuốc | 375 | 18,1 % so với 0 % [12,3 %, 24,0 %] | HR 0,55 [0,42; 0,72] 5,6 m so với 2,8 m p<0,0001 | HR 0,67 [0,49; 0,92] 8,9 m so với 6,1 m p=0,0124 |
Bệnh nhân có hút thuốc | 1317 | 5,3 % so với 1,6 % [1,4%; 5,7%] | HR 0,89 [0,78; 1,01] 2,7 m so với 2,6 m p=0,0707 | HR 0,92 [0,79; 1,06] 5,0 m so với 4,9 m p=0,2420 |
Bệnh nhân thuộc chủng tộc Châu Ád | 342 | 12,4 % so với 2,1 % [4,0 %; 15,8 %] | HR 0,69 [0,52; 0,91] 4,4 m so với 2,2 m p=0,0084 | HR 0,66 [0,48; 0,91] 9,5 m so với 5,5 m p=0,0100 |
Bệnh nhân không thuộc chủng tộc Châu Á | 1350 | 6,8 % so với 1,0 % [3,5 %; 7,9 %] | HR 0,86 [0,76; 0,98] 2,9 m so với 2,7 m p=0,0197 | HR 0,92 [0,80; 1,07] 5,2 m so với 5,1 m p=0,2942 |
a Trị số trình bày của IRESSA so với giả dược.
b “m” là tháng trung vị. số liệu trong dấu ngoặc vuông là dựa vào khoảng tin cậy 95% của HR.
C Mô hình log-rank phân tầng trên toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu; hoặc mô hình tỷ lệ nguy cơ Cox.
d Chủng tộc Châu Á không bao gồm bệnh nhân có gốc Ấn Độ và căn cứ vào nguồn gốc chủng tộc của bệnh bệnh và không nhất thiết là nơi họ sinh ra.
N Số bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên
NC Không tính HR thời gian sống còn toàn bộ vì quá ít biến cố
NR Chưa đạt
HR Tỷ số nguy cơ (Tỷ số nguy cơ <1 là IRESSA lợi thế hơn)
Nghiên cứu IFUM là nghiên cứu đa trung tâm, đơn nhánh, tiến hành trên các bệnh nhân da trắng (n=106) bị ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR nhạy cảm hoạt hóa để khẳng định răng hoạt tính của gefitinib ở bệnh nhân da trắng và bệnh nhân Châu Á là tương tự nhau. Theo đánh giá của nghiên cứu viên, trị số ORR là 70% và trung vị PFS là 9,7 tháng. Các dữ liệu này cũng tương tự như các dữ liệu báo cáo trong nghiên cứu IPASS.
Tình trạng đột biến EGFR và đặc tính lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nữ, không hút thuốc, ung thư dạng tuyến cho thấy là yếu tố tiên đoán độc lập về tình trạng đột biến EGFR dương tính trong một phân tích đa biến của 786 bệnh nhân da trắng từ các nghiên cứu gefitinib * (xem Bảng 7). Bệnh nhân châu Á cũng có một tỷ lệ khối u đột biến dương tính cao hơn.
Bảng 7 Tóm tắt các phân tích thống kê hồi quy đa biến để xác định yếu tố tiên đoán độc lập cho sự hiện diện của đột biến EGFR ở 786 bệnh nhân da trắng*
Yếu tố tiên đoán sự hiện diện của đột biển EGFR | Giá trị p | Số chênh (odds) của đột biến EGFR | Giá trị tiên đoán dương (9,5% trong tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là có đột biến EGFR dương tính M+) |
Tình trạng hút thuốc | <0,0001 | Cao gấp 6,5 lần ở bệnh nhân không hút thuốc so với bệnh nhân có hút thuốc | 28/70 (40%) bệnh nhận không hút thuốc có đột biến dương tính M+ 47/716 (7%) bệnh nhân hút thuốc có đột biến dương tính M+ |
Mô học | <0,0001 | Cao gấp 4,4 lần ở bệnh nhân ung thư dạng tuyến so với bệnh nhân không có ung thư dạng tuyến | 63/396 (16%) bệnh nhân ung thư dạng tuyến có đột biến dương tính M+ 12/390 (3%) bệnh nhận không bị ung thư dạng tuyến có đột biến dương tính M+ |
Giới tính | 0,0397 | Cao gấp 1,7 lần ở bệnh nhân nữ so với bệnh nhân nam | 40/235 (17%) bệnh nhân nữ có đột biến dương tính M+ 35/551 (6%) bệnh nhân nam có đột biến dương tính M+ |
*kết quả thu thập từ các nghiên cứu: INTEREST, ISEL, INTACT 1&2, IDEAL 1&2, INVITE.
Hấp thu
Sau khi uống gefitinib, sự hấp thu tương đối chậm và nồng độ đỉnh gefitinib trong huyết tương đạt từ 3-7 giờ sau khi uống thuốc. Sinh khả dụng tuyệt đối trung bình là 59% ở bệnh nhân ung thư. Thức ăn không làm thay đổi đáng kể nồng độ gefitinib trong cơ thê. Trong một thử nghiệm trên người tình nguyện khoẻ mạnh có độ pH dịch vị duy trì > 5, nồng độ gefitinib trong cơ thể giảm 47%, có thể là do giảm độ hòa tan của gefitinib ờ dạ dày (xem phần “Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng” và “Tương tác của thuôc với các thuốc khác và các loại tương tác khác”).
Phân bố
Thể tích phân bố trung bình của gefitinib ở trạng thái hằng định là 1400 lít, chứng tỏ là thuốc phân bố rộng rãi vào các mô. Khoảng 90% thuốc gắn kết với protein huyết tương. Gefitinib gắn kết với albumin và a1-acid glycoprotein trong huyết thanh.
Dữ liệu in vitro cho thấy rằng gefitinib là chất nền cho sự vận chuyển qua màng tế bào của protein Pgp.
Chuyển hóa
Dữ liệu in vitro cho thấy rằng CYP3A4 và CYD2D6 là isozym P450 chính có liên quan đến quá trình chuyển hóa oxy hóa của gefitinib.
Các nghiên cứu in vitro đã chứng tỏ gefitinib ít có khả năng ức chế CYP2D6. Gefitinib cho thấy không có tác động cảm ứng enzym trong các nghiên cứu ở động vật và không ức chế đáng kể (in vitro) trên bất kỳ cytochrom P450 enzym.
Gefitinib được chuyển hóa rộng rãi ờ người. 5 chất chuyển hóa đã được nhận biết đầy đủ trong phân và 8 chất chuyển hóa trong huyết tương ở người. Chất chuyển hóa chính được định danh là O-desmethyl gefitinib, hoạt tính kém 14 lần so với gefitinib về khả năng ức chế sự phát triển tế bào được kích hoạt bởi EGFR và không có tác động ức chế sự phát triển tế bào khối u ở chuột. Vì vậy, chất chuyển hóa này được xem như không đóng góp vào tác động lâm sàng của gefitinib.
In vitro, O-desmethyl gefitinib đã được chứng minh là sản sinh qua men CYP2D6. Vai trò của men CYP2D6 trong quá trình thanh thải chuyển hóa gefitinib đã được đánh giá trong 1 nghiên cứu lâm sàng trên người tình nguyện khỏe mạnh đâ khảo sát kiểu gen về tình trạng CYP2D6 (genotyped for CYP2D6 status), ở người chuyển hóa kém, không phát hiện O-desmethyl gefitinib được sản sinh ở mức độ có thể đo lường được. Nồng độ và thời gian tiếp xúc với gefitinib trong máu ở cả nhóm chuyển hóa mạnh và nhóm chuyển hóa kém đều biến thiên rộng và trùng lắp nhau nhưng nồng độ và thời gian tiếp xúc trung bình với gefitinib trong máu ở nhóm chuyển hóa kém thì cao gấp đôi. Hiện tượng người không có CYP2D6 có nồng độ thuốc và thời gian tiếp xúc với thuốc trong máu cao hơn có thể có ý nghĩa lâm sàng vì đã gặp các phản ứng ngoại ý liên quan đến liều và nồng độ thuốc trong cơ thể.
Thải trừ
Gefitinib được bài tiết chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa qua phân, độ thải trừ thuốc và các chất chuyển hóa qua thận ít hơn 4% liều dùng.
Tổng thanh thải gefitinib trong huyết tương là khoảng 500 ml/phút và trung bình thời gian bán thải cuội là 41 giờ ở bệnh nhân ung thư. uống gefitinib một lần mỗi ngày sẽ dẫn đến tích lũy thuôc từ 2 đên 8 lân, với nồng độ và thời gian tiếp xúc ở trạng thái ổn định đạt được sau 7-10 liềụ dùng, ở trạng thái ổn định, nồng độ thuốc trong huyết tương tuần hoàn được duy trì gấp 2-3 lần với khoảng cách liều 24 giờ.
Các nhóm dân số đặc biệt
Khi phân tích dữ liệu dựa trên nhóm dân số ở bệnh nhân ung thư, không xác định có mối liên hệ giữa nông độ đáy ở trạng thái ổn định đã tiên đoán trước (predicted steady State trough concentration) và độ tuổi bệnh nhân, thể trọng, giới tính, chủng tộc hoặc độ thanh thải creatinin (>20 ml/phút).
Suy gan
Trong một nghiên cứu nhãn mở pha I dùng liều đơn gefitinib 250mg trên bệnh nhân suy gan nặng, trung bình hoặc nhẹ do xơ gan (theo phân loại Child-Pugh), đã có sự gia tăng về nồng độ thuốc trong máu trong tất cả nhóm so với nhóm chứng khỏe mạnh. Đã ghi nhận có mức độ phơi nhiễm với gefitinib tăng trung bình gấp 3,1 lần ở bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Không có bệnh nhân nào bị ung thư, tất cả đều bị xơ gan và vài người bị viêm gan. Sự tăng mức phơi nhiễm này có ý nghĩa lâm sàng vì đã gặp các phản ứng ngoại ý liên quan đến liều và mức phơi nhiễm với thuốc trong cơ thể.
Gefitinib đã được đánh giá trong một thử nghiệm lâm sàng thực hiện trên 41 bệnh nhân có bướu đặc (solid tumour) và chức năng gan bình thường, suy chức năng gan trung bình hoặc nặng (phân loại Tiêu chuẩn Đánh giá Độc tính Thường gặp dựa vào AST, alkalin phosphatase và bilirubin) do di căn gan. Kết quả cho thấy sau khi dùng liều hàng ngày IRESSA 250 mg, các trị số như thời gian đạt nồng độ ổn định trong máu, tổng độ thanh thải huyết tương và mức tiếp xúc ở trạng thái ổn định (Cmaxss, AUC24ss) tương tự ở các nhóm có chức năng gan bình thường và chức năng gan suy giảm mức độ trung bình. Dữ liệu của 4 bệnh nhân có chức năng gan rối loạn trầm trọng do di căn gan cho thây mức phơi nhiễm ở trạng thái ổn định của các bệnh nhân này cũng tương tự như ở bệnh nhân có chức năng gan bình thường.
Thuốc Iressa 250mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hai mặt lồi, hình tròn, màu nâu, một mặt có khắc “IRESSA 250” và một mặt trơn. Bao bên ngoài là hộp giấy cartone màu trắng + xanh, tên sản phẩm màu xanh, phía dưới in thành phần dược chất chính. 2 bên in thành phần, cách bảo quản, công ty sản xuất sản phẩm.
Nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ dưới 30 độ C và để xa tầm tay của trẻ em.
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng sản phẩm đã quá hạn.
Hộp 1 túi nhôm x 3 vỉ x 10 viên, kèm toa hướng dẫn sử dụng.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Thuốc Iressa 250mg có thể được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc. Hiện sản phẩm cũng đang được bán chính hãng tại hệ thống Nhà Thuốc Thân Thiện.
Thuốc Iressa 250mg có giá bán trên thị trường hiện nay là: 0.000đ/ hộp. Mức giá trên có thể bao gồm cả cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá bán có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Số đăng ký lưu hành: VN-21669-19
Nipro Pharma Corporation, Kagamiishi Plant
Địa chỉ: 428, Okanouchi, Kagamiishi-machi, Iwase-gun, Fukushima, 969-0401 Japan
Japan
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Cám ơn phản hồi của bạn!
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.
Không có bình luận nào
Không hiển thị thông báo này lần sau.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.