Xuất xứ | Hy Lạp |
Quy cách | Hộp 1 chai 200ml |
Thương hiệu | Cooper Pharmaceuticals |
Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml được cấp phép bởi Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch với công dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa,…
THÂN THIỆN CAM KẾT
Thuốc Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml có hoạt chất chính là ciprofloxacin, thuộc nhosmg kháng sinh fluoroquinolone giúp kháng khuẩn. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, dùng theo đường uống, thích hợp sử dụng cho người lớn.
Thuốc Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, Các thông tin về sự đề kháng với Ciprofloxacin phải được lưu ý đặc biệt trước khi bắt đầu điều trị
Trẻ em và thanh thiêu niên:
- Nhiễm khuẩn phế quản ở bệnh nhân bị xơ hóa nang do Pseudomonas aeruginosa
- Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng và viêm thận
- Nhiễm bệnh thận qua đường hô hấp (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị khởi bệnh).
- Ciprofloxacin có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em và thanh thiêu niên nếu điều này thật sự cần thiết.
Người lớn:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn gram âm:
Đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh viêm phổi
- Viêm tai giữa mù mạn tính
- Viêm mào tinh hoàn do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae
- Bệnh viêm tiểu khung bao gồm ca trường hợp có nguyên nhân do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeas.
Trong các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục nêu ở trên, nếu nguyên nhân được nghi ngờ hay xác định là do lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeas, điều đặc biệt quan trọng là phải xác định được thông tin tỉ lệ để kháng tại địa phương đối với Ciprofloxacin và xác nhận lại mức nhạy cảm dựa trên các kết quả thử nghiệm.
- Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm do vi khuẩn gram âm
- Viêm tai ngoài do trực khuẩn mủ xanh
- Nhiễm khuẩn xương và khớp
- Điều trị nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính
- Dự phòng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính
- Nhiễm bệnh than qua đường hô hấp (điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và điều trị khỏi bệnh)
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có thuốc tiêm NAFLOXIN liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo vá thận trọng) và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng thuốc tiêm NAFLOXIN cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế
- Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính: do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có thuốc tiêm NAFLOXIN liên quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính ở một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng thuốc tiêm NAFLOXIN cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế.
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: do kháng sinh fluoroquinolon, trong đó có thuốc tiêm NAFLOXIN lièn quan đến phản ứng có hại nghiêm trọng (xem mục Cảnh báo và thận trọng) và viêm xoang cấp tính do vi khuẩn một số bệnh nhân có thể tự khỏi, chỉ nên sử dụng thuốc tiêm NAFLOXIN cho nhưng bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế
Việc điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiêm về điều trị bệnh xơ nang và/hay nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em và thanh thiêu niên.
Sản phẩm đã được Cục Dược – Bộ Y tế cấp phép dưới dạng thuốc kê đơn, chỉ bán theo đơn của bác sỹ. Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để xa tầm tay trẻ em.
Mỗi chai dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml có chứa những thành phần chính như là:
Lọ 200 ml chứa 508,8mg ciprofloxacin lactate tương đương 400 mg Ciprofloxacin
Danh mục tá dược: acid lactic, nalri clorid, nước cất pha tiêm
Thuốc Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng.
Dưới đây là liều lượng tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh.
Thuốc được dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch.
Ciprofloxacin 2 mg/ml nên được kiểm tra bằng mắt trước khi sử dụng. Không sử dụng nếu bị đục. Ciprofloxacin được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch. Ở trẻ em, thời gian tiêm truyền là 60 phút.
Ở người lớn, thời gian tiêm truyền là 60 phút khi dùng 400 mg Ciprofloxacin 2 mg/ml và 30 phút khi dùng 200 mg Ciprofloxacin 2 mg/ml. Truyền chậm vào tĩnh mạch sẽ làm giảm tối thiểu sự khó chịu ở bệnh nhân và giảm kích ứng mạch.
Dung dịch tiêm truyền Ciprofloxacin có thể được truyền trực tiếp hay sau khi phối trộn với các dung dịch tiêm truyền phù hợp khác (xem mục Tương kỵ).
Liều dùng được xác định dựa vào triệu chứng, mức độ và vị trí nhiễm khuẩn, mức nhạy cảm của vi khuẩn đối với Ciprofloxacin, chức năng thận của bệnh nhân và trọng lượng cơ thể của trẻ em và thanh thiếu niên.
Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, diễn biến lâm sàng và chủng vi khuẩn. Sau khi điều trị ban đầu bằng đường truyền tĩnh mạch, phác đồ điều trị chuyển sang dạng uống với viên nén hay hỗn dịch tùy thuộc vào các dấu hiệu làm sàng, theo sự chỉ định của bác sĩ. Chuyển sang đường uống sau khi truyền tĩnh mạch càng sớm càng tốt.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng hay nếu bệnh nhân không thể uống thuốc (như bệnh nhân dùng thức ăn qua đường ruột), phác đồ được khuyến cáo là dùng đường truyền tĩnh mạch đến khi có thể dùng trở lại đường uống.
Điều trị nhiễm khuẩn với các vi khuẩn chuyên biệt (như Pseudomonas aeruginosa, Acinetohacter hay Staphylococci) có thể phải dùng liều cao hơn và phối hợp với các kháng sinh khác.
Điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn (như bệnh viêm tiểu khung, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính và nhiễm khuẩn xương và khớp) đòi hỏi phải phối hợp với các kháng sinh khác phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.
Trẻ em và thanh thiêu niên:
Chỉ định | Liều dùng, mg | Tổng thời gian điều trị (bao gồm cả thời gian chuyển sang đường uống) |
Xơ nang | 10 mg/kg trọng lượng, ngày 3 lần, tối đa 400 mg mỗi liều | 10-14 ngày |
Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng và viêm thận | 6 mg/kg trọng lượng, ngày 3 lần, tối đa 400 mg mỗi liều | 10-21 ngày |
Điều trị khỏi bệnh và dự phòng sau phơi nhiễm bệnh than qua đường hõ hấp đòi hỏi phải dùng đường tiêm. Điều trị bằng thuốc phải được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ hay chắc chắn bị phơi nhiễm | 10 mg/kg trọng lượng ngày 2 lần, tối đa 400 mg mỗi liều | 60 ngày từ ngày xác định được bị phơi nhiễm với Bacillus anlhracis |
Các bệnh nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em và thanh thiếu niên nếu điều này thật sự cần thiết | 10 mg/kg trọng lượng ngày 3 lần, tối đa 400 mg mỗi liều | Tùy theo từng loại nhiễm khuẩn |
Người lớn:
Chỉ định | Liều lượng, mg | Tổng thời gian điều trị (bao gồm cả thời gian chuyển sang đường uống) | |
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (Đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Bệnh viêm phổi) | 400 mg ngày 2 lần – 400 mg ngày 3 lần | 7-14 ngày | |
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên | Viêm tai giữa mù mạn tính | 400 mg ngày 2 lẩn- 400 mg ngày 3 lần | 7-14 ngày |
Vièm tai ngoài do trực khuẩn mù xanh | 400 mg ngày 3 lần | 28 ngày – 3 tháng | |
Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng | Viêm thận có biến chứng | 400 mg ngày 2 làn- 400 mg ngày 3 lần | 7- 21 ngáy, có thê dái hơn 21 ngáy trong một số trường hợp đặc biệt (như bị áp xe) |
Viêm tuyến tiền liệt | 400 mg ngày 2 lần- 400 mg ngáy 3 lần | 2-4 tuần (cấp tính) | |
Nhiễm khuẩn đường sinh dục | Viêm mào tinh và viêm tiêu khung | 400 mg ngày 2 lần- 400 mg ngày 3 lần | ít nhất 14 ngày |
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và trong ở bụng | Tiêu chảy do các vi khuẩn trong nhóm Shigella spp hơn là chỉ có Shigella dysenteriae loại 1 và tiêu chảy nặng chủ yếu xảy ra ở khách du lịch | 400 mg ngày 2 lần | 1 ngày |
Tiêu chảy do vi khuẩn Shigella dysenterìae loại 1 | 400 mg ngày 2 lần | 5 ngày | |
Tiêu chảy do vi khuẩn tả Vibrio cholerae | 400 mg ngày 2 lần | 3 ngày | |
Sốt thương hàn | 400 mg ngày 2 lần | 7 ngày | |
Nhiễm khuẩn trong ở bụng do vi khuẩn gram âm | 400 mg ngày 2 lần- 400 mg ngày 3 lần | 5-14 ngày | |
Nhiễm khuẩn da và mô mềm | 400 mg ngày 2 lần- 400 ing ngày 3 lần | 7-14 ngày | |
Nhiễm khuẩn xương và khớp | 400 mg ngày 2 lần- 400 mg ngày 3 lần | Tối đa 3 tháng | |
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hay dự phòng nhiễm khuấn với Ciprofloxacin ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính nên được phối hợp với các kháng sinh phù hợp khác theo các chỉ dẫn được ban hành chính thức | 400 mg ngày 2 lan- 400 tng ngày 3 lần | Phác đồ điều trị nên được tiếp tục trong suốt thời gian bị giảm bạch cầu trung tính | |
Điều trị khỏi bệnh và dự phòng sau phơi nhiễm bệnh thận qua đường hô hấp phải dùng đường tiêm. Điều trị bằng thuốc phải được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ hay chắc chắn bị phơi nhiễm | 400 tng ngày 2 lân | 60 ngày từ ngày xác định được bị phơi nhiễm với Bacillus tiitthracis | |
Nhiễm khuẩn đường tiểu không phức tạp | 200 mg ngày 2 lần | 7- 1 4 ngày | |
Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính | 400 mg ngày 2 lần | 7-14 ngày | |
Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn | 400 mg ngày 2 lần | 7-14 ngày |
Người già:
Liều điều trị sẽ được chỉ định tùy theo mức độ nhiễm khuẩn và độ thanh thải crcatinin.
Bệnh nhân suy gan và thận:
Liều khuyến cáo ban đầu và duy trì đối với bệnh nhân suy thận:
Độ thanh thải creatinin [ml/min/1,73 m2] | Creatinin huyết thanh [µmol/l] | Liều tiêm truyền [mg] |
>60 | < 124 | Xem phần liều thông thường |
30-60 | 124 to 168 | 200-400 mg sau mối 12 h |
<30 | > 169 | 200-400 mg sau mỗi 24 h |
Bệnh nhân thẩm tách máu | > 169 | 200-400 mg sau mỗi 24 h (sau khi thâm tách) |
Bệnh nhân thẩm phân phúc mạc | >169 | 200-400 mg sau mỗi 24 h |
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan không cần hiệu chỉnh liều. Liều ở trẻ em bị suy giảm chức năng gan và/hay thận không được nghiên cứu.
Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì những đối tượng không nên sử dụng:
Quá mẫn với Ciprofloxacin, với các nhóm quinolone khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc
Không phối hợp Ciprofloxacin và Tizanidine (xem mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Trong quá trình sử dụng Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml, quý vị cần thận trọng với những trường hợp sau:
Nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn phức hợp dù vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kỵ khí:
Đơn trị liệu với Ciprofloxacin không phù hợp để điều trị nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn do VI khuẩn gram dương hay kỵ khí. Trong trường hợp này, Ciprofloxacin phải được phối hợp với các thuốc thích hợp khác.
Nhiễm khuẩn Streptococcal (bao gồm Streptococcus pneumoniae):
Ciprofloxacin không được khuyến cáo điều trị nhiễm khuẩn Streptococcal do kết quá điều trị không hiệu quả.
Nhiễm khuẩn đường sinh dục:
Viêm mào tinh và viêm tiểu khung có thể do lậu cầu khuẩn Neisseria ỊỊonorrhoeue đề kháng với fluoroquinolone. Ciprofloxacin nên được phối hợp với các kháng sinh thích hợp khác ngoại trừ Neisseria gonorrhoeae đã đề kháng với Ciprofloxacin. Nếu dấu hiệu làm sàng không tiền triển sau 3 tuần trị liệu, phác đồ điều trị nên được xem xét lại.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng:
Không có dữ liệu dầy đủ về hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn trong ổ bụng sau phẫu thuật với Ciprofloxacin
Tiêu chảy ở khách du lịch:
Việc lựa chọn Ciprofloxacin để điều trị phải dựa trên thông tin về sự đề kháng với Ciprofloxacin cua các vi khuẩn gây bệnh tại các nước đang du lịch.
Nhiễm khuẩn xương và khớp:
Ciprofloxacin nên được phối hợp với các kháng sinh khác tùy thuộc vào kết quả của thử nghiệm vi sinh
Bệnh than qua đường hô hấp:
Được sử dụng điều trị cho người phải căn cứ vào dữ liệu về tính nhạy cảm trên in-viiro và dữ liệu thử nghiệm trên động vật kết hợp với dữ liệu tổng hợp trên người dù còn hạn chê. Bác sĩ trị liệu nên tham khảo y văn quốc gia và/hay quốc tê liên quan đến điều trị bệnh than.
Trẻ em và thanh thiếu niên:
Điều trị với Ciprofloxacin cho trẻ em và thanh thiếu niên phải dựa trên tài liệu hướng dẫn được ban hành chính thức. Ciprofloxacin chỉ được sử dụng bởi bác sĩ có kinh nghiệm về điều trị bệnh xơ nang và hay nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em và thanh thiếu niên
Ciprofloxacin được chứng minh là gây ra các bệnh khớp tại các khớp xương chính ở động vật chưa trưởng thành. Dữ liệu an toàn trong thí nghiệm mù đôi ngẫu nhiên khi sử dụng Ciprofloxacin cho trẻ em như sau (nhóm sử dụng Ciprofloxacin: n=335, tuổi trung bình = 6,3; nhóm đối chứng: n=349, tuổi trung bình = 6,2; độ tuổi = 1 – 17): có các bằng chứng nghi ngờ về bệnh khớp có liên quan đến thuốc (thể hiện rõ các dấu hiệu và triệu chứng làm sàng liên quan đến khớp), sau 42 ngày dừng thuốc tỉ lệ bệnh tương ứng là 7,2% và 4,6%. Sau 1 năm dùng thuốc, dữ liệu thể hiện bệnh khớp có liên quan đến dùng thuốc tương ứng là 9,0% và 5,7%. Các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khớp có liên quan đến việc dùng thuốc tăng lên giữa các nhóm không có ý nghía thông kê. Việc điều trị chỉ nên thực hiện sau khi đã đánh giá cẩn thận nguy cơ/lợi ích, do các tác dụng phụ liên quan đen khớp và/hay mô xung quanh.
Nhiễm khuẩn phế quản ở bệnh nhân bị xơ nang phổi:
Các thử nghiệm làm sàng được thực hiện trên trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 17 tuổi. Không có đầy đủ dữ liệu có sẵn để điều trị cho trẻ em từ l – 5 tuổi.
Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng và viêm thận:
Điều trị với Ciprofloxacin khi nhiễm khuẩn đường tiểu nên được xem xét khi các phác đồ khác không thể sử dụng, và nên dựa vào kết quả của thử nghiệm vi sinh. Các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trên trẻ em và thanh thiếu niên từ 1 – 17 tuổi.
Các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng khác:
Các bệnh nhiễm khuẩn chuyên biệt khác phải tham khảo tài liệu y văn chính thức, hay đánh giá cẩn thận nguy cơ – lợi ích khi các phác đồ khác không thể sử dụng, hay sau khi thất bại với các liệu pháp điều trị thông thường.
Việc sử dụng Ciprofloxacin để điều trị bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng nhưng khác với các trường hợp được đề cập ở trên thì chưa được đánh giá trên thử nghiệm lâm sàng và vẫn còn nhiều hạn chế trên lâm sàng. Do đó, phải thật thận trọng khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn này.
Quá mẫn:
Quá mẫn và phản ứng dị ứng, bao gồm phản ứng phản vệ và cơn phản vệ có thể xảy ra theo sau liều điều trị đầu tiên (xem mục Các tác dụng không mong muốn) và có thể gây tử vong. Nếu phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngừng điều trị và áp dụng các biện pháp cấp cứu cần thiết.
Hệ cơ xương:
Ciprofloxacin không nên sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử bị tổn thương và rối loạn gân liên quan đến việc dùng kháng sinh nhóm quinolone. Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra, cho nên sau khi thử nghiệm vi sinh xác định được vi khuẩn gây bệnh và sau khi đánh giá nguy cơ/lợi ích, Ciprofloxacin có thể được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, đặc biệt khi các phác đồ điều trị chuẩn không hiệu quả hay vi khuẩn đề kháng thuốc.
Trường hợp bị viêm gân và đứt gân gót (đặc biệt gàn Achilles), thỉnh thoảng xảy ra cả 2 bên, có thể do Ciprofloxacin gây ra, ngay sau 48 giờ đầu tiên khi điều trị Tăng nguy cơ viêm gân bánh chè ở người già hay bệnh nhân trị liệu đồng thời với corticosteroid (xem mục Các tác dụng không mong muốn). Bất cứ dấu hiệu nào bị viêm gân (như sưng, đau, viêm), phải ngừng sử dụng Ciprofloxacin Cẩn thận chăm sóc các vị trí bị ảnh hưởng. Thận trọng sử dụng Ciprofloxacin cho bệnh nhân bị nhược cơ (xem mục Các tác dụng không mong muốn).
Nhạy cảm với ánh sáng:
Ciprofloxacin được chứng minh là gây phản ứng nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh nhân dùng Ciprofloxacin được khuyến cáo là không tiếp xúc với ánh nắng hay tia uv trong thời gian trị liệu (xem mục Các tác dụng không mong muốn).
Hệ thần kinh trung ương:
Quinolones được biết gây ra cơn động kinh hay làm giảm ngưỡng động kinh. Thận trọng khi sử dụng Ciprofloxacin cho bệnh nhân bị rối loạn hệ thần kinh trung ương có thể dẫn đến động kinh. Nếu động kinh xảy ra, phải ngừng sử dụng Ciprofloxacin (xem mục Các tác dụng không mong muốn). Phản ứng rối loạn tâm thần có thể xảy ra thậm chí sau liều dùng đầu tiên. Trong một số trưởng hợp hiếm gặp, trầm cảm và loạn thần có thể làm tăng hành vi tự hủy hại bản thân. Trong trường hợp này, Ciprofloxacin phải được ngừng sử dụng. Trường hợp bị bệnh đa dây thần kinh (dựa trên triệu chứng thần kinh như đau, nóng, rối loạn cảm giác hay yếu cơ, xuất hiện riêng lẻ hay cùng lúc) cũng được ghi nhận.
Ciprofloxacin phải được ngừng sử dụng ở bệnh nhân có triệu chứng thần kinh, bao gồm đau, nóng, đau dây thần kinh, tê bì và/hay yếu cơ để ngăn ngừa sự tiến triển mà không thể hồi phục (xem mục Các tác dụng không mong muốn).
Rối loạn tim:
Thận trọng khi dùng nhóm fluoroquinolone, bao gồm Ciprofloxacin ơ bệnh nhân có nguy cơ kéo dài khoáng QT như:
(Xem mục Liều lượng và cách sử dụng, Tưong tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác, Các tác dụng không mong muốn, Quá liều)
Hệ tiêu hóa:
Xảy ra tiêu chảy nặng và kéo dài trong suốt và sau khi điều trị (kéo dài vài tuần sau khi kết thúc điều trị) có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng do kháng sinh (có thể gây tử vong), đòi hỏi phải có biện pháp điều trị (xem mục Các tác dụng không mong muốn). Trong các trường hợp này. Ciprofloxacin nên được ngừng sử dụng ngay lập tức, và trị liệu với phương pháp phù hợp khác Thuốc ức chế nhu động ruột không được sử dụng trong trường hợp này.
Hệ tiết niệu:
Xuất hiện tinh thể niệu cũng được ghi nhận khi sử dụng Ciprofloxacin (xem mục Các tác dụng không mong muốn). Bệnh nhân điều trị với Ciprofloxacin nên được bù nước và tránh kiềm hóa nước tiểu
Hệ gan mât:
Hoại tử gan và suy gan có khả năng gây tử vong cũng được ghi nhận (xem mục Các tác dụng không mong muốn) Khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gan (như chán ăn, vàng da, nước tiểu sậm màu, ngứa, hay đau bụng), phải ngừng điều trị với Ciprofloxacin.
Bệnh nhân thiếu hụt G6PD:
Phản ứng tan huyết cũng được ghi nhận ở bệnh nhân bị thiếu G6PD. Ciprofloxacin không được sử dụng ở các bệnh nhân này ngoại trừ lợi ích điều trị lớn hơn nhiều so với nguy cơ. Trong trường hơp này, khả năng xảy ra tán huyết phải được theo dõi kỹ.
Kháng thuốc:
Trong suốt thời gian điều trị với Ciprofloxacin, vi khuẩn có thể đề kháng thuốc, có hay không có bội nhiễm rõ ràng về lâm sàng. Có nguy cơ đặc biệt xảy ra đề kháng với Ciprofloxacin trong suốt thời gian điều trị và khi điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện và/hay nhiễm khuẩn do chung Staphylococcus và Pseudomonas.
Cytochrome P450:
Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 và do đó làm tăng nồng độ của các thuốc dùng đồng thời được chuyển hóa qua enzym này (như theophylline, clozapine, ropinirole, tizanidine). Chống chỉ định dùng đồng thời Ciprofloxacin và Tizanidine. Do đó, bệnh nhân đang sử dụng thuốc khác đồng thời với Ciprofloxacin phải được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng về sự quá liều, và xác định nồng độ trong huyết thanh (như theophylline) khi cần thiết (xem mục Tương tác vói các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Methotrexate:
Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin với Methotrexate không được khuyến cáo (xem mục Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác).
Tương tác trong các xét nghiệm vi khuẩn:
Hoạt tính kháng vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosi trên in-vitro cua Ciprofloxacin có thể cho kết quả xét nghiệm vi khuẩn bị âm tính sai trong một số mẫu từ bệnh nhân đang dùng Ciprofloxacin.
Phản ứng tại chỗ tiêm:
Phản ứng tại chỗ tiêm cũng được ghi nhận khi truyền tĩnh mạch Ciprofloxacin. Các phản ứng này thường xảy ra nếu thời gian truyền 30 phút hay ít hơn. Điều này làm xuất hiện phản ứng trên da tại chỗ liêm và có thể hồi phục nhanh chóng khi kết thúc tiêm truyền. Không cần ngừng sử dụng trừ khi phản ứng tại chỗ tái phát hay trở nên xấu hơn.
Các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng không hồi phục và gây tàn tật, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên và các tác dụng bất lợi trên thần kinh trung ương.
Các kháng sinh nhóm fluoroquinolon có liên quan đến các phản ứng có hại nghiêm trọng có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trẽn các hệ cơ quan khác nhau cúa cơ thể. Các phản ứng này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng bệnh nhản. Các phản ứng có hại thường được ghi nhận gồm viêm gân, đứt gân, đau khớp, đau cơ, bệnh lý thần kinh ngoại vi và các tác dụng bất lợi trên hệ thông thân kinh trung ương (ảo giác, lo âu, trầm cảm, mat ngủ, đau đầu nặng và lú lẫn). Các phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giờ đến vài tuần sau khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân ở bất kỳ tuổi nào hoặc không có yếu tố nguy cơ tồn lại từ trước đều có thể gặp những phản ứng có hại trên.
Ngừng sử dụng thuốc ngay khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng đau tiên của bất kỳ phản ứng có hại nghiêm trọng nào.
Thêm vào đó, tránh sử dụng các kháng sinh nhóm (luoroquinolon cho các bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluoroquinolon.
Muối natri:
Sản phẩm có chứa 354 mg natri trong 100 ml. Điều này phái được xem xét ở bệnh nhân đang kiêng muối.
Phụ nữ có thai:
Có dữ liệu đầy đủ cho thấy khi dùng Ciprofloxacin ở phụ nữ mang thai không gây dị dạng hay độc với bào thai. Các nghiên cứu ở động vật không thể hiện tác dụng có hại trực tiếp hay gián tiếp lên khả năng sinh sản. Động vật chưa trưởng thành khi dùng quinolone gây tác dụng có hại lên sụn, do đó không thể loại trừ nguy cơ thuốc có thể gây hại cho sụn khớp tại các cơ quan chưa phát triển/bào thai. Do đó, Ciprofloxacin được khuyến cáo không nên sử dụng trong khi mang thai.
Phụ nữ cho con bú:
Ciprofloxacin tiết vào sữa mẹ. Ciprofloxacin khỏng được sử dụng trong thời kỳ cho con bú vì tác dụng có hại lên sụn khớp.
Ciprofloxacin có tác dụng không mong muốn lên hệ thần kinh với tần suất ít gặp như đau đau, chóng mặt, mất ngủ, do đó cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc
Các thuốc kéo dài khoảng QT:
Ciprofloxacin, cũng như các chất fluoroquinolones khác, khi sử dụng phải thận trọng ở bệnh nhân đang dùng các thuốc gây kéo dài khoảng QT (như thuốc chống loạn nhịp nhóm IA và III chống trầm cảm 3 vòng, macrolides, chống rối loạn tâm thần) (xem mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng).
Ảnh hưởng của các thuốc khác đối với Ciprofloxacin
Probenecid:
Probenecid cản trở sự bài tiết của Ciprofloxacin qua thận. Sử dụng đồng thời Probenecid và Ciprofloxacin làm tăng nồng độ của Ciprofloxacin trong huyết thanh.
Ảnh hưởng của Ciprofloxacin đối với các thuốc khác
Tizanidine:
Tizanidine không được sử dụng đồng thời với Ciprofloxacin (xem mục Chống chỉ định). Trong nghiên cứu lâm sàng, khi sử dụng đồng thời với Ciprofloxacin, nồng độ Tizanidine trong huyết thanh tăng lên (Cmax tăng 7 lần, khoảng tăng: 4-21 lần; AUC tăng 10 lần, khoảng tặng từ 6 – 24 lần). Nồng độ Tizanidine trong huyết thanh tăng làm giảm huyết áp và gây tác dụng an thần.
Methotrexate:
Khi sử dụng đồng thời với Ciprofloxacin sẽ làm cản trở quá trình bài tiết methotrexate qua ống thận, làm tăng nồng độ methotrexate trong huyết tương và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng độc do methotrexate. Sử dụng đồng thời 2 thuốc này không được khuyến cáo (mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng)
Theophylline:
Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin và theophylline làm tăng nồng độ của theophylline, dẫn đến tăng tác dụng phụ của theophylline, có thể gây tử vong. Nếu sử dụng đồng thời, phải kiểm tra nồng độ theophylline và giảm liều theophylline khi cần thiết (mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng khi sử dụng)
Các dẫn chất xanthine khác
Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin với caffeine hay pentoxifylline (oxypentifylline) làm tăng nồng đọ của các chất này đã được ghi nhận.
Phenytoin:
Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin và phenytoin có thể dần đến tăng hay giảm nồng độ phenytoin trong huyết thanh, do đó phải theo dõi nồng độ thuốc khi sử dụng.
Cylosporin:
Sư dụng đồng thời Ciprofloxacin và cylosporin có thể dẫn đến tăng tạm thời creatinine huyết thanh, do đó phải theo dõi nồng độ creatinin huyết thanh định kỳ (khuyến cáo 2 lần/tuần).
Thuốc kháng vitamin K:
Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin với thuốc kháng vitamin K có thể làm tăng hiệu quả chung dòng máu. Trường hợp tăng hiệu lực chống dòng ở bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh, bao gồm nhóm fluoroquinolone đã được ghi nhận. Có nhiều nguy cơ làm thay đổi mức nhiễm khuẩn, như tuổi và tình trạng bệnh nhân, do đó rất khó đánh giá tác động của nhóm fluoroquinolone lên tỉ số bình thường hóa quốc tế (INR). FNR nên dược theo dõi thường xuyên trong suốt và sau khi phối hợp Ciprofloxacin với các thuốc kháng vitamin K.
Ropinitrole:
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy sử dụng đồng thời ropinirolc với Ciprofloxacin, là chất ức chế isoenzym CYP450 1A2, dẫn đến tăng Cmin và AUC của ropinirole tương ứng là 60% và 84%. Theo dõi tác dụng phụ của ropinirole và hiệu chỉnh liều phù hợp trong suốt và sau khi điều trị khi dùng phối hợp với Ciprofloxacin (mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng).
Clozapine:
Phối hợp 250 ing Ciprofloxacin với clozapine trong 7 ngày, nồng độ huyết thanh của clozapine và N- desmetliylclozapine tăng tương ứng là 29% và 31%. Thường xuyên theo dõi dấu hiệu lâm sàng va hiệu chỉnh liều phù hợp clozapine trong suốt và sau khi điều trị khi dùng phối hợp với Ciprofloxacin (mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng).
Sildenafil
Cmax and AUC cùa sildenafil tăng 2 lần ở người khoe mạnh sau khi uống 50mg sildenafil đồng thời với 500mg ciprofloxacin. Do đó cần thận trọng khi chỉ định dùng đồng thời ciprofloxacin và sildenafil, phải xét đến yếu tố nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng thuốc.
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với thuốc khác.
Trong quá trình sử dụng Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml thì có thể sẽ gặp 1 số phản ứng phụ không mong muốn như sau:
Tác dụng phụ được ghi nhận nhiều nhất là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng transaminase thoáng qua, phát ban, và phản ứng tại chỗ tiêm.
Tác dụng phụ từ các nghiên cứu lâm sàng và dữ liệu sau khi bán hàng trên thị trường của Ciprofloxacin (đường uống, đường tiêm) được phân loại theo tần suất xảy ra theo bảng dưới đây
Cơ quan | Thường gặp ≥1/100 – <1/10 | ít gặp ≥1/1,000- < 1/ioo | Hiếm gặp ≥1/10,000- < 1/1,000 | Rất hiếm < 1/10,000 | Không xác định được tần suất (không tính được từ các dữ liệu liên quan) |
Nhiễm khuẩn và gây hại cho các cơ quan | Bội nhiễm nấm | Viêm đại tràng do kháng sinh (rất hiếm khi diễn tiến nặng gây tử vong) (mục Cảnh báo đặc hiệt và thận trọng trong sử dụng) | |||
Rối loạn hệ lạo máu | Tăng bạch cầu ưa acid | Giảm bạch cầu Thiếu máu Giảm bạch cầu trung tính Giảm tiểu cầu | Thiếu máu tán huyết Mất bạch cầu hạt Giảm huyết cầu (có thể tử vong) Suy tủy (có thể tử vong) | ||
Rối loạn hệ miễn dịch | Phản ứng dị ứng/phù nề/phù mạch | Phản ứng phản vệ/sốc phản vệ (có thể gây tử vong) (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng) Bệnh huyết thanh do phản ứng | |||
Rối loạn dinh dưỡng và Chuyển hóa | Chán ăn | Tăng glucose huyết | |||
Rối loạn tâm thần | Rối loạn tâm thần vận động/ kích động | Lú lẫn, mất định hướng, giận dữ, mơ khi ngủ, ảo giác | Rối loạn tâm thân (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng) | ||
Rối loạn hệ thần kinh trung ương | Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mất vị giác | Rối loạn cảm giác, rối loạn xúc giác, động kinh, chóng mặt (mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng | Nhức nửa đầu, ảnh hưởng dáng đi. rối loạn thần kinh khứu giác, tăng áp lực nội sọ | Bệnh thần kinh 1 ngoại vi (xem mục Cảnh háo đặc biệt và thận trọng trong sứ dụng) | |
Rối loạn mắt | Rối loạn thị giác | Rối loạn màu sắc | |||
Rối loạn tai | Ù tai, mất thính giác | ||||
Rối loạn tim mạch | Nhịp nhanh | Loạn nhip thất và xoắn đỉnh (ghi nhận ở các bệnh 1 nhân có khoáng QT kéo dái), khoáng QT kéo dài (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng (Quá liều) | |||
Rối loạn mạch | Giãn mạch, hạ huyết áp, hôn mê | Viêm mạch | |||
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất | Khó thở (bao gồm cơn hen) | . | |||
Rối loạn tiêu hóa | Buồn nôn, tiêu chảy | Nôn Đau bụng Khó tiêu Đầy hơi | Viêm tụy | ||
Rối loạn gan mật | Tăng transaminase Tăng bilirubin | Suy gan Vàng da ứ mật Viêm gan | Hoại tử gan (rất hiếm khi tiến triển thành suy gan gây tử vong) (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng) | ||
Rối loạn da và mô dưới da | Phát ban Ngứa Mề đay | Nhạy với ánh sáng (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sư dụng) | Ban xuãt huyẽt Hồng ban đa dạng Hồng ban nút Hội chứng Stevens – johnson (có thể gây tử vong) Nhiễm độc hoại tử biểu ìi (có thể gây tử vong) | ||
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Đau cơ xương (như đau chi, đau lưng, đau ngực) Đau khớp | Đau cơ Viêm khớp Tăng trương lực cơ Chuột rút | Yếu cơ Viêm gân Đau gân gót (gân Achilles) Nhươc cơ nên tiến triển nặng (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng) | ||
Rối loạn tiết niệu | Suy thận | Suy thận Huyết niệu Tinh thể niệu (xem Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng) Viêm thận kẽ | |||
Rối loạn tổng quát và tại chỗ tiêm | Phản ứng tại chỗ tiêm (khi truyền tĩnh mạch) | Suy nhược Sốt | Phù nề Đổ mồ hôi (tăng tiết Mồ hôi) |
Tác dụng phụ không mong muốn dưới đây có tần suất xảy ra cao hơn ở các nhóm bệnh nhân được truyền tĩnh mạch hay điều trị nối tiếp (từ tiêm tĩnh mạch sang đường uống):
Thường gặp | Buồn nôn, tăng thoáng qua transaminase, phát ban |
ít gặp | Giảm tiểu cầu, lú lẫn và mất định bướng, ảo giác, rối loạn cảm giác, động kinh. chóng mặt, rối loạn thị giác, mất thính giác, tăng nhịp tim, giãn mạch, giảm huyết áp, suy gan thoáng qua, vàng da ứ mật, suy thận, phù nề |
Hiếm gặp | Giảm huyểt cầu, suy tủy, sốc phản vệ, loạn thần, đau nửa đầu, rối loạn khứu giác, rối loạn thính giác, viêm mạch, viêm tụy, hoại tử gan, ban xuất huyết, đau gân gót |
Ở trẻ em | Bệnh khớp xảy ra thường xuyên hơn (xem mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng) |
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều ở liều 12g đã được ghi nhận dẫn đến triệu chứng ngộ độc nhẹ. Quá liều cấp tính ở liều 16g gây suy thận cấp.
Triệu chứng quá liều gồm chóng mặt, rung, đau đầu, mệt mỏi, động kinh, ảo giác, lú lẫn, đau bụng, suy gan, suy thận cũng như tinh thể niệu và huyết niệu. Độc tính trên thận có hồi phục đã được ghi nhận.
Khuyến cáo theo dõi chức năng thận, bao gồm pH và tính acid của nước tiểu, để ngăn ngừa tinh thể niệu. Bệnh nhân nên được bù nước. Chỉ một lượng nhỏ Ciprofloxacin (< 10%) được thải trừ bằng thẩm tách máu và phúc mạc. Theo dõi điện tâm đồ do khả năng kéo dài khoảng QT của Ciprofloxacin.
Cần tham vấn ý kiến bác sỹ khi:
Kháng sinh nhóm Fluoroquinolone, mã ATC: J01MA02
Cơ chế kháng khuẩn:
Như các thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolone, Ciprofloxacin ức chế enzym Topoisomerase II (DNA- gyrase) và Topoisomerase IV, các enzym này cần thiết cho quá trình sao chép ADN, phiên mà, sửa chữa và tái tổ hợp.
Quan hệ giữa dược động và dược lực:
Hiệu quả kháng khuẩn phụ thuộc vào mối liên hệ giữa cmax và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của Ciprofloxacin và mối liên hệ giữa diện tích dưới đường cong (AUC) và MIC.
Cơ chế đề kháng:
Khả năng đề kháng trên in vitro đối với Ciprofloxacin được thực hiện qua sự đột biến cua DMA gyrase và topoisomerase IV. Có khả năng đề kháng chéo giữa Ciprofloxacin vả các nhóm fluoroquinolone khác. Đột biến đơn gen không làm xuất hiện đề kháng trên lâm sàng, nhưng nếu đã đột biển thì dẫn đến đề kháng trên lâm sàng với nhiều hay tất cả các chất trong nhóm.
Đề kháng có thể hình thành bằng cơ chế không cho thuốc thấm qua màng và hay hình thành bơm đầy kháng sinh ra ngoài, làm thay đổi mức nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc nhóm fluoroquinolone, sự đề kháng còn phụ thuộc vào tính hóa lý của cảc chất trong nhóm vá ái lực đối với hệ thống vận chuyển các chất này. Cơ chế đề kháng trên in-vitro thường xuyên được ghi nhận trên lâm sàng. Quá trình này làm bất hoạt kháng sinh cũng như khả năng thấm qua màng (thường gặp ở Pseudomonas aeniginosa) va hình thành bơm đây làm ảnh hưởng đển mức nhạy cảm của vi khuẩn đối với Ciprofloxacin. Sự đề kháng gián tiếp thông qua plasmid được mã hóa bởi gen qnr cũng được ghi nhận.
Phổ kháng khuẩn:
Các ngưỡng nồng độ phân biệt các chủng nhạy cảm từ các chủng nhạy cảm trung gian và các chủng đề kháng sau đó:
Các khuyến cáo của EUCAST:
Chủng vi khuẩn | Nhạy cảm | Đề kháng |
Enterobacteria | s < 0,5 mg/l | R > 1 mg/1 |
Pseudomonas | s < 0,5 mg/l | R > 1 mg/l |
Acinctobactcr | s < 1 mg/l | R > 1 mg/l |
Staphylococcus spp.1 | s < 1 mg/l | R > 1 mg/l |
Haemophilus influenzae and Moraxella catanhaiis | s < 0,5 mg/l | R > 0,5 mgd |
Neisseria gonorrhoeas | s < 0,03 mg/l | R > 0,06 mg/l |
Neisseria meningitides | s < 0,03 mg/l | R > 0,06 mg/l |
Ngưỡng nồng độ không liên quan đến loài* | s < 0,5 mg/l | R > 1 mg/l |
1 Staphylococcus spp. – 1ngưỡng nồng độ đối với Ciprofloxacin liên quan đến việc điều trị liều cao
* Ngưỡng nồng độ không liên quan đến loài được xác định chu yếu dựa vào các dữ liệu dược động/dược lực và không phụ thuộc vào giá trị MIC cua những loài dặc trưng. Giá trị này chỉ sư dụng cho những loài không có nồng độ nguỡng đặc trưng và không áp dụng cho những loài mà các thử nghiệm về tính nhạy cảm không có giá trị.
Tỷ lệ về sự hình thành đề kháng có thể khác nhau về mặt địa lý và thời gian đối với các loại vi khuẩn được chọn lọc và thông tin về sự đề kháng tại địa phương là cần thiết, đặc biệt khi đang điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng. Nếu cần thiết, nên được tư vấn từ các chuyên gia bởi tỷ lệ đề kháng ở địa phương là một thông tin hữu dụng, ít nhất là đối với một số loại nhiễm khuẩn đáng ngờ. Các chủng vi khuẩn liên quan đến mức nhạy cảm đối với Ciprofloxacin (chung Streptococcus xem mục Cảnh báo đặc biệt và thận trọng trong sử dụng)
VI KHUẨN CÒN NHẠY CẢM THƯỜNG GẶP
Vi khuẩn gram dương hiếu khí
Bacillus anthracis (I)
Vi khuẩn gram âm hiếu khid
Aeromonas spp.
Brucella spp.
Citrobacter koseri
Francisella tularensis
Haemophilus ducreyi
Haemophilus influenzae*
L egionella spp.
Moraxella catarrhalis*
Neisseria meningitidis
Pasteurella spp.
Salmonella spp.*
Shigella spp.*
Vibrio spp.
Yersinia peslis
Vi khuẩn kỵ khí
Mobiluncus
Các vi khuẩn khác
Chlamydia trachomatis ($)
Chlamydia pneumoniae (S)
Mycoplasma hominis ($)
Mycoplasma pneumoniae ($)
VI KHUẨN HÌNH THÀNH ĐỀ KHÁNG
Vi khuẩn gram dương hiếu khí
Enterococcus faecalis ($)
Staphylococcus spp.
(2) Vi khuẩn gram âm hiếu khí
Acinetobacter baumannii
Burkholderia cepacia *
Campylobacter spp.*
Cilrobacter freundii*
Enterobacter aerogenes
Enterobacter cloacae*
Escherichia coli*
Klebsiella oxytoca
Klebsiella pneumoniae*
Morganella morganii*
Neisseria gonorrhoeae*
Proteus mirabilis*
Proteus vulgaris *
Providencia spp.
Pseudomonas aeruginosa*
Pseudomonas fluorescens
Serratia marcescens*
Vi khuẩn kỵ khí
Peptostreptococcus spp.
Propionibacterium acnes
VI KHUẨN ĐỀ KHÁNG TỰ NHIÊN
Vi khuẩn gram dương hiếu khí
Actinomyces
Enteroccus faecium
Listeria monocytogenes
Vi khuẩn gram âm hiếu khí
Stenotrophomonas maltophilia
Vi khuẩn kỵ khí
Excepted as listed above
Các vi khuẩn khác
Mycoplasma genitalium
Ureaplasma urealitycum
Hiệu quả lâm sàng về tính nhạy cảm đă được chứng minh từ các dâu hiệu lâm sàng Tỉ lệ đề kháng > 50% tại một hay nhiều nước châu Âu
(S): Nhạy cảm trung gian tự nhiên khi không hình thành cơ chế đề kháng
(1): Các nghiên cứu nhiễm khuẩn ở động vật nhiễm bào tứ Bacillus anthracis qua đường hô hấp cho thấy nếu kháng sinh được dùng sớm sau khi phơi nhiễm có thể ngăn được bệnh và giảm được số lượng bào tử tại liều điều trị. Việc sử dụng kháng sinh trên người được khuyến cáo là phải dựa trên mức nhạy cảm in-vitro và căn cứ vào dữ liệu thứ nghiệm trên động vật kết hợp với dữ liệu còn giới hạn ở người. Thời gian trị liệu 2 tháng ở người lớn bằng Ciprofloxacin dạng uống với liều 500 mg được xem là hiệu quả đề ngăn ngừa nhiễm khuẩn do bệnh than ở người. Bác sĩ điều trị nên tham khảo tài liệu y văn quốc gia và/hay quốc tế về điều trị bệnh than.
(2): Tụ cầu đề kháng methicillin thường đề kháng với fluoroquinolone. Tỉ lệ đề kháng với methicillin khoảng 20 – 50% giữa các loài staphylococcus và tỉ lệ này thường cao hơn tại bệnh viện
Hấp thu:
Sau khi truyền tĩnh mạch Ciprofloxacin, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt được khi kết thúc tiêm truyền. Dược động học của Ciprofloxacin tuyến tính với liều lên đen 400 mg dạng tiêm truyền tĩnh mạch. So sánh thông số dược động của liều sử dụng ngày 2 lần và ngày 3 lần dạng truyền tĩnh mạch, cho thấy không có sự tích lũy Ciprofloxacin và các chất chuyên hóa liên quan.
Khi truyền tĩnh mạch 60 phút với liều 200 mg Ciprofloxacin hay dùng đường uống 250 mg Ciprofloxacin, sau 12 giờ tli diện tích dưới đường cong (AUC) của 2 đường dùng là tương đương nhau.
Truyền tĩnh mạch liều 400 mg trong 60 phút, sau 12 giờ giá trị Cmax tương đương vớĩ liều 750 mg đường uống.
Truyền tĩnh mạch liều 400 mg trong 60 phút, sau 8 giờ diện tích dưới đường cong (AUC) tương đương với liều 750 mg đường uống sau 12 giờ.
Phân bố:
Khả năng gắn kết của protein với Ciprofloxacin tương đối thấp (20-30%). Ciprofloxacin hiện diện trong máu phần lớn là dạng không ion hóa và có thể tích phân bố hằng định là 2-3 l/kg thể trọng. Ciprofloxacin đạt nồng độ cao trong các mô khác nhau như phổi (trong dịch biểu mô, các đại thực bào phế nang, mô sinh thiết), các xoang, tồn thương gây viêm, và đường niệu – sinh dục (nước tiểu, tuyến tiền liệt, màng dạ con), đó là những nơi mà tổng nồng độ thuốc cao hơn nồng độ trong huyết tương.
Chuyển hóa:
Bốn chất chuyển hóa có nồng độ thấp đã được xác định là: desethyleneciprofloxacin (MI), sulphociprofloxacin (M2), oxociprofloxacin (M3) và formylciprofloxacin (M4). Các chất chuyển hóa này cho thấy có hoạt tính kháng khuẩn trên in vitro nhưng với mức độ thấp hơn hoạt chất gốc. Ciprofloxacin là một chất ức chế trung bình iso-enzyme CYP 450 IA2.
Thải trừ
Ciprofloxacin được bài tiết phần lớn ở dạng không đổi qua thận và với lượng ít hơn qua phân.
Sự bài tiết của Ciprofloxacin (% liều) | ||
---|---|---|
Đường tiêm tĩnh mạch | ||
Qua nước tiểu | Qua phân | |
Ciprofloxacin | 61,5 | 15,2 |
Các chất chuyển hóa (M1-M4) | 9,5 | 2,6 |
Độ thanh thải thận trong khoáng 180-300 ml/kg/giờ và độ thanh thải toàn phân của cơ thể trong khoảng 480-600 m)/kg/giờ. Ciprofloxacin được lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Suy thận nặng làm tăng thời gian bán thái của Ciprofloxacin lên đến 12 giờ.
Độ thanh thải không qua thận của Ciprofloxacin chú yêu qua ruột và do chuyển hóa. 1% liều được bài tiết qua mật. Ciprofloxacin xuất hiện trong mật với nồng độ cao.
Bênh nhi:
Các dữ liệu về dược động học trên bệnh nhi còn hạn chế.
Trong một nghiên cứu ở trẻ em, Cmax và AUC không phụ thuộc vào độ tuổi (trên I tuổi). Không thấy sự tăng đáng kể nào về Cmax và AUC sau khi dùng đa liều (10 mg/kg, 3 lần/ngày).
Trong 10 trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, Cmax = 6,1 mg/l (biến thiên từ 4,6-8,3 mg/l) sau khi tiêm truyền tĩnh mạch 1 giờ liều 10 mg/kg ở những trẻ dưới 1 tuổi so với 7.2 mg/l (từ 4.7-11.8 mg/l) đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Giá trị AUC là 17,4 mg.giờ/1 (từ 11.8-32,0 mg.giờ/l) và16.5 mg.giờ/1 (từ I 1.0-23.8 mg.giờ I) ơ những nhóm tuổi tương ứng.
Các giá trị này được báo cáo đều năm trong khoáng liều điều trị đối với người lớn. Dựa vào phân tích dược động học ở bệnh nhi bị các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau, thời gian bán thải trung bình ước tính ở trẻ em tương đương 4-5 giờ và sinh khả dụng của dạng hỗn dịch uống thay đổi từ 50 đến 80%.
Hiện chưa có thông tin. Đang cập nhật.
Thuốc Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, dung dịch trong suốt, được đựng trong chai hợp vệ sinh, bên ngoài là hộp giấy cartone màu trắng + xanh. Mặt trước phía trên và dưới hộp là màu xanh bên trong có các đường kẻ màu trắng, tên thuốc được in màu đen, bên dưới góc phải có hình ảnh một chai dung dịch truyền, logo thương hiệu COOPER được in màu đen ở góc dưới bên trái và hai mặt có in thông tin chi tiết về thành phần, nhà sản xuất, chỉ định, cách dùng, ….
Nên bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ dưới 30 độ C và để xa tầm tay của trẻ em.
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.
Để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng sản phẩm đã quá hạn.
Hộp 1 chai x 200ml, kèm toa hướng dẫn sử dụng.
Khối lượng tịnh: 150g.
Dạng bào chế: dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.
Thuốc Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml có thể được bán tại các nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, hoặc quý vị có thể đặt hàng ngay trên các trang web. Hiện sản phẩm cũng đang được bán chính hãng tại hệ thống Nhà Thuốc Thân Thiện.
Thuốc Nafloxin solution for infusion 400mg/200ml có giá bán trên thị trường hiện nay là: 0.000đ/ hộp 1 chai. Mức giá trên có thể bao gồm cả cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng.
Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá bán có thể sẽ bị chênh lệnh nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Số đăng ký lưu hành: VN-20714-17
Công ty sản xuất: Cooper Pharmaceuticals S.A.
Địa chỉ: 64 Aristovoulou Str, 11853 Athens Hy Lạp.
Hy Lạp
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Cám ơn phản hồi của bạn!
Nếu có câu hỏi nào thêm, bạn có thể để lại thông tin để nhận tư vấn của chúng tôi.
Không có bình luận nào
Không hiển thị thông báo này lần sau.
đánh giá nào
Chưa có đánh giá nào.