Cây Bách Bộ là gì?

Cây Bách bộ còn được gọi với tên khác là Dây ba mươi, Bà Phụ Thảo (Nhật Hoa Tử, Bản Thảo), Bách Nãi, Dã Thiên Môn Đông (Bản Thảo Cương Mục), Vương Phú, Thấu Dược, Bà Tế,… .Tên khoa học là Stemona tuberosa Lour. Họtemonaceae, thuộc Họ Bách Bộ (Tên danh pháp khoa học là Stemonaceae).

Bách bộ thuộc loài dây leo, dài 6 – 8 m, thân nhỏ, nhẵn. Lá thường mọc đối, có khi vừa mọc đối vừa mọc cách, có cuống, hình tim. Trên mặt lá, ngoài gân chính có 6 – 8 gân phụ chạy dọc từ cuống đến đầu lá, có những gân ngang nhỏ và rõ. Hoa tự mcoj ở kẽ lá gồm 1 – 2hoa, màu vàng đỏ. Bao hoa gồm 4 phiến, hai phiến ngoài dài 4cm, rộng 5mm; 2 phiến trong rộng hơn. Có 4 nhị, tua ngắn. Qủa nang, có 4 hạt. Rễ củ màu vàng nhạt, mọc thành chùm 20 – 30 củ, có khi tới 100 củ, dài 10 – 25 cm, đường kính 2,5 – 2 cm.

Cây Bách hộ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Bách hộ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Phân bố:

Bách bộ là giống cây mọc hoang, bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu, đặc biệt là các khu vực miền nũi.

Bộ phận dùng:

Rễ củ của cây Bách bộ (Rdĩ Stemonae) mùa thu đông, đào củ về rửa sạch để nguyên củ hoặc bỏ đôi đem phơi hay sấy khô, đậy kín, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Thành phần hóa học:

Cây Bách bộ có chứa alcaloid (tuberostemonin), ngoài ra còn có glucid, lipid, protid và các acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalat,… )

Tác dụng – công dụng chung của cây Bách bộ:

Chữa ho lâu ngày do viêm khí quản, viêm họng mạn tính, ho gà, lao hạch. Diệt giun kim, chấy rận.

Theo đông y:

Bách bộ có vị ngọt, đắng, tính ấm đi vào kinh phế có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho. Dùng sống chữa giun kim, giun đũa. Dùng chín trị ho hàn, ho lao. Bách bộ tuy hơi ôn nhưng nhuận mà không táo, còn có thể khai tiết, giáng khí, trị ho thì không thuốc nào bằng, đặc biệt là đối với trường hợp ho lâu ngày.

Dùng với liều từ 8 – 16g/ngày dạng thuốc sắc, siro hoặc bào chế ở dạng viêm ngậm. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Bách bộ:

Rễ cây Bách bộ được thí nghiệm in vitro trong ống nghiệm thu được kết quả: có khả năng kháng khuẩn đối với nhiều loại khuẩn gây bệnh gồm: Streptococus Pneumoniae, bHemolytic Streptococus, Neisseria Meningitidis và Staphylococus aureus (Trung Dược Học).

Thực nghiệm, ngâm giun trong dung dịch 0,15% Stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu kịp thời lấy giun ra khỏi dung dịch, giun sẽ hồi phục lại.

Tiêm dung dịch Stemonin sulfat (3mg) vào ếch nặng 25g, có thể làm cho ếch tê bại, sau 12 giờ thì bình phục.

Dịch cồn hoặc nước ngâm kiệt từ Bách Bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng như chấy rận, bọ chét, ấu trùng ruồi, muỗi, rệp… (Trung Dược Học).

Dùng rượu thuốc Bách bộ 1/10 trong rượu 700, ngâm hoặc phun vào con rận, rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết nhanh hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)

Nước sắc Bách bộ không tỏ ra có tác dụng giảm ho do chích Iod nơi mèo. Bách bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn trung khu hô hấp của động vật, làm giảm ho do ức chế phản xạ ho. Đối với kháng Histamin gây co giật, Bách bộ có tác dụng giống như Aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn (Trung Dược Học).

Khi cho 100 bệnh nhân dùng nước sắc Bách bộ trong quá trình điều trị ho, cho thấy có 85% tổng bệnh nhân có xu hướng thuyên giảm ho (Trung Dược Học). Stemonin trong Bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị ho. Bách bộ đã được thí nghiệm chữa lao hạch có kết quả tốt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Một số bài thuốc có cây Bách bộ:

Trị các chứng ho:

Củ bách bộ xắt mỏng, sao khô cho vào túi vải, cho vào bình thủy tinh, thêm rượu đến ngập dược liệu, đậy kín ngâm khoảng trên 3 tháng, mỗi lần uống lấy khoảng 10ml/ngày.

Trị ho lâu ngày:

Bách bộ (rễ) 80g, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này đem đi sắc, sắc đến khi dịch lỏng chuyển sang dạng dẻo quánh. Mỗi lần pha với chút nước nóng bằng muỗng canh rồi uống, ngày uống 3 lần.

Trị đau bụng do các loại trùng sán:

Bách bộ rửa sạch bắc bếp nấu thành cao, uống thường xuyên sẽ giúp phòng trị các loại trùng, sán.

Trị ho nhiều:

Bách bộ (cả dây lẫn rễ) giã nát vắt lấy nước cốt, trộn với lượng mật ong với lượng tương đương. Nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ xuống.

Chữa trẻ nhỏ ho sốt (phế nhiệt):

Bách bộ, bối mẫu, cát căn, thạch cao mỗi vị cân lấy 30g. Đem đi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g. Ngày dùng 2 lần.

Trị các loại côn trùng vào lỗ tai:

Bách bộ (sao) nghiền nát, vắt lấy nước cốt, trộn với dầu mè bôi trong lỗ tai.

Trị tự nhiên ho không dứt:

Bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi nấu lấu nước nóng để ấm, rồi ngậm chung với một rễ khô, nuốt từ từ nước xuống.

Lưu ý:

  • Người tỳ vị hư nhược không nên dùng.
  • Người dạ dày, ruột yếu,ỉa chảy không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây Bách Hợp!