Xem thêmBộ phận dùng làm
thuốc của cây Sài hồ là rễ cây (Radix Bupleuri) phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học:
Rễ Sài hồ có chứa
saponin, tinh dầu. Trong thân và lá Sài hồ có chứa thành phần rutin.
Tác dụng – công dụng chung của
cây Sài hồ:
Rễ Sài hồ có tác dụng giải cảm nhiệt dùng khi sốt cao, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, dùng chữa sốt rét.
Theo đông y:
Sài hồ có vị đắng, tính bình, vào các kinh
Can, Đởm, Tam bào có tác dụng phát biểu, hòa lý, thoái nhiệt, thăng dương, giải
uất, điều kinh chủ trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi. Khi thuốc
được tẩm sao để trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều hay trẻ bị lên đậu, sởi,
sốt rét, sốt thương hàn.
Dùng với liều từ 8 – 16g/ngày, dùng dưới dạng thuốc sắc, hãm. Có thể phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số nghiên cứu khoa học về
cây Sài hồ:
Thực nghiệm trên chuột cống trắng được gây
sốt bằng men bia rượu cho thấy, sử dụng sài hồ nam với liều 0.3g/ kg trọng lượng
giúp làm giảm 0.2 độ C sau 3 giờ sử dụng.
Thí nghiệm lâm sàng trên 45 bệnh nhân bị sốt
cho thấy gần 70% trường hợp giảm nhiệt từ 0.5 – 1.5 độ C sau 30 phút sử dụng dược
liệu.
Sài hồ nam còn có tác dụng giảm đau, an thần
nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp.
Dùng thuốc giảm mỡ 20ml ( tương đương Sài hồ
3g, thêm La hán quả gia vị) ngày uống 3 lần, một liệu trình 3 tuần, trị 86 ca,
tác dụng tốt đối với triglycerit ( Lý tông Kỳ, Tạp chí Trung y 1988,2:62).
Ngoài ra, nước sắc từ sài hồ nam còn có tác
dụng lợi tiểu, lợi mật và tăng nhu động ruột.
Một số bài thuốc có Sài hồ:
Chữa sốt rét:
Sài hồ + Thảo quả + Thường sơn mỗi vị lấy
12g sắc lấy nước uống.
Trị viêm túi mật cấp tính và nhiễm khuẩn đường mật:
Sài hồ 16g + bạch thược 12g +
mộc hương 6g + uất kim 12g + đại hoàng 16g+ hoàng cầm 12g, đem các vị đi sắc
chung lấy nước uống hàng ngày.
Tiêu chảy kéo dài, sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt
kéo dài, rong kinh, khí hư ra nhiều ( do suy nhược thần kinh) thường dùng bài:
Hoàng kỳ 20g + Đảng sâm 12g + Bạch truật
12g + Đương qui 12g + Trần bì 4 – 6g + Chích thảo 4g + Thăng ma 4 – 8g + Sài hồ
6 – 10g, cho tất cả vào sắc chung lấy nước uống.
Chủ trị hội chứng lỵ cấp, viêm ruột cấp, đau đầu, choáng
váng, nôn ói, tiêu chảy đau quặn bụng:
Sài hồ 15g, huyền hồ 15g. Hai vị nghiền vụn,
cho nước sôi pha hãm trong 15 phút để uống thay nước trà, ngày 1 lần.
Trị giun đũa lên ống mật:
Sài hồ 12g + hoàng cầm 12g + hoàng liên
12g+ mộc hương 12g + bạch thược 20g + binh lang 20g + sử quân tử 30g + vỏ rễ
xoan 30g + mang tiêu 12g. Cho tất cả vào sắc chung lấy nước uống.
Trị viêm gan mạn tính, xơ gan, đau nhức gan, đầy trướng bụng:
Sài hồ 40g + đương quy 40g + bạch mao căn
40g + sái thảo 40g + xích thược 40g + địa long 40g + chỉ thực 40g + bồ hoàng
40g + ngũ linh chi 40g + thanh bì 20g + kê nội kim 30g + miết giáp 70g + gan lợn
khô 140g. Đem các vị đi tán thành bột mịn, thêm lượng mật ong vừa đủ nặn thành
viên hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước sôi để nguội.
Trị ngoại cảm:
Sài hồ 12 – 16g + Bán hạ 8 -12g + Hoàng cầm
8 -12g + Đảng sâm 8 -12g + Chích thảo 4 – 6g + Sinh khương 3 lát + Đại táo 4 – 6 quả. Cho tất cả vào sắc lấy nước
uống.
Trị lóet dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết
áp, suy nhược thần kinh:
Sài hồ 12g + Đương qui 12g + Bạch thược 12g
+ Bạch truật 12g + Bạch linh 12g + Chích thảo 4g, cho tất cả vào sắc chung lây
nước uống.
Trị viêm gan:
Cam sài hợp tể ( Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ
1/2), mỗi lần 10 ml, ngày 3 lần, ( tương đương với Cam thảo, Sài hồ mỗi thứ
15g/ngày).
Cháo sài hồ quyết minh tử cúc hoa: trị hợp đau đầu, bồn chồn
kích động giận dữ mất ngủ:
Sài hồ 15g + quyết minh tử 20g + cúc hoa
15g + đường phèn 15g + gạo tẻ 100g. Cho cả 3 vị thuốc vào nồi nấu gạn lấy nước,
bỏ bã. Cho thêm gạo vào nấu thành cháo; khi cháo được, thêm đường phèn 15g, khuấy
tan đều. Ngày nấu 1 lần chia 2 lần ăn.
Cháo sài hồ địa long: trị viêm mũi, trĩ mũi mạn tính gây tắc
ngạt mũi, đờm ít quánh dính, giảm khả năng ngửi kèm theo có đau đầu ù tai, quên
lẫn:
Sài hồ 15g + địa long (đã chế biến) 10g +
đào nhân 10g + xích thược 10g + gạo tẻ 60g. Cho tất cả vào sắc thuốc lấy nước,
bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với gạo, khi cháo chín cho thêm đường đỏ (đường hoa
mai) lượng thích hợp khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn lúc nóng. Dùng liên tục
trong từ 7 đến 20 ngày.
Lưu ý:
- Người hỏa hư không dùng hoặc có hội chứng can
dương vượng hay âm hư.
- Do có chứa thành phần là
Saponin nên nếu dùng liều cao cso thể gây nôn lợm.
- Phụ nữ có thai, người xơ gan
giãn tĩnh mạch thực quản kiêng dùng.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng
hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của
thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang
tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông
tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây bạc hà!