Nhiễm khuẩn đường sinh sản là gì?

Nhiễm khuẩn đường sinh sản là bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, cũng gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường sinh sản

  • Vi khuẩn: lậu cầu, giang mai…
  • Ký sinh trùng: nấm…
  • Virus: HPV…

Phân loại

Viêm âm hộ: nấm âm hộ, papilome, viêm tuyến Bartholin…

Viêm âm đạo

Viêm cổ tử cung

Viêm tử cung: viêm niêm mạc tử cung cấp, mạn tính, viêm toàn bộ cơ tử cung.

Viêm phần phụ: cấp, mạn tính.

Nhiễm khuẩn đường sinh sản, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị!
Nhiễm khuẩn đường sinh sản, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị!

Triệu chứng, chẩn đoán và hướng xử trí của từng loại nhiễm khuẩn đường sinh sản

Viêm âm đạo do nấm:

Điều kiện thuận lợi: phụ nữ có thai, đái tháo đường, dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc có estrogen, corticoid…

Triệu chứng:

+ Ngứa rát âm hộ

+ Âm hộ có vết xước, vùng viêm có thể lan đến bẹn

+ Ra khí hư trắng bột

+ Âm đạo viêm đỏ, đầy khí hư trắng, lổn nhổn như cặn sữa

+ Cổ tử cung viêm, chạm vào chảy máu, bụi lugol nham nhở.

Xét nghiệm: nhuộm soi khí hư thấy bào tử nấm ở dạng hoạt động.

Chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm thấy nấm.

Điều trị:

+ Nistatin uống cho cả 2 vợ chồng và đặt âm đạo.

+ Thuốc thay đổi môi trường âm đạo: Natri bicarbonat, glycerin borat.

+ Mỡ Nistatin bôi ngoài da, âm hộ.

Viêm âm đạo do Trichomonas:

Điều kiện thuận lợi: thiểu năng nội tiết môi trường âm đạo kiềm, lây qua nguồn nước, nam giới mang ký sinh trùng ở đường tiết niệu nhưng không mắc bệnh.

Triệu chứng:

+ Rát, nóng âm hộ, đau khi giao hợp.

+ Khí hư xanh vàng, có bọt, mùi hôi.

+ Âm đạo viêm đỏ chạm vào chảy máu, bụi lugol có hình ảnh sao đêm.

Xét nghiệm: soi tươi khí hư tìm Trichomonas, lấy khí hư trước và sau khi có kinh.

Điều trị: Flagyl uống và đặt âm đạo trong 3 – 6 vòng kinh, điều trị cả 2 vợ chồng.

Viêm âm đạo do Chlamydia:

Hay có viêm phần phụ cấp hoặc bán cấp, có giai đoạn ủ bệnh 3 – 21 ngày.

Triệu chứng: không có triệu chứng đặc trưng.

+ Ra khí hư nhiều màu trắng, vàng có thể kèm theo đau bụng, sốt nhẹ.

+ Âm đạo, cổ tử cung viêm.

+ Hạch bẹn sưng to có thể vỡ ra mủ vàng quánh.

+ Thăm âm đạo phát hiện viêm phần phụ kèm theo.

Xét nghiệm:

+ Không tìm thấy được vi khuẩn.

+ Phát hiện gián tiếp qua phản ứng huyết thanh.

Điều trị: Tetracyclin, Doxycyclin.

Viêm âm đạo do lậu cầu

Có đợt viêm cấp, viêm phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung.

Triệu chứng:

+ Ra khí hư nhiều màu trắng, xanh.

+ Đái ra mủ.

+ Viêm tuyến Bartholin, có vết chợt ở âm hộ, sùi âm hộ.

+ Khám cả bạn tình có viêm cả bao quy đầu, đái mủ.

+ Cổ tử cung, âm đạo viêm, có vết loét ở cổ tử cung, sùi mào gà.

+ Viêm phần phụ, viêm tiểu khung, viêm phúc mạc.

Xét nghiệm:

+ Soi khí hư, mủ đường tiết niệu, mủ tuyến Skene thấy song cầu hình hạt cà phê nằm trong bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Phản ứng huyết thanh.

– Điều trị: Penixillin, sulfamid

Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Hay gặp ở người già, trẻ em, người bị cắt hai buồng trứng.

Triệu chứng:

+ Ra khí hư đục.

+ Viêm âm hộ, âm đạo. Âm đạo teo, cổ tử cung có xuất huyết, bắt màu lugol nhạt.

Xét nghiệm:

+ Soi tươi thấy tạp khuẩn.

+ Biểu hiện thiểu năng estrogen.

– Điều trị: kháng sinh kết hợp estrogen.

Viêm cổ tử cung mạn tính: lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung do lao.

Hay kèm theo viêm âm đạo với những mầm bệnh như viêm âm đạo. Có thể viêm lỗ ngoài cổ tử cung, viêm ống cổ tử cung. Tổn thương cổ tử cung có thể do những thủ thuật sản phụ khoa.

Triệu chứng:

+ Cổ tử cung loét, chạm vào chảy máu nếu tổn thương mới.

+ Test lugol (+).

Xét nghiệm:

+ Soi tươi khí hư tìm nguyên nhân.

+ Làm tế bào âm đạo – cổ tử cung.

+ Soi cổ tử cung đánh giá tổn thương, sinh thiết vùng nghi ngờ làm giải phẫu bệnh.

+ Nạo thăm dò ống cổ tử cung.

Cần chẩn đoán phân biệt với ung thư cổ tử cung.

Điều trị:

+ Chống viêm, đốt tuyến bằng hoá chất, đốt điện, nhiệt, ép lạnh hay laser.

+ Nếu viêm mạn tính hay nghi ngờ: cắt cụt, khoét chóp cổ tử cung.

Viêm nội mạc cổ tử cung mạn tính

Thường có tiền sử viêm cấp điều trị không triệt để, sau thủ thuật sản phụ khoa không đảm bảo vô khuẩn.

Triệu chứng:

+ Ra khí hư, rong kinh, ra máu trước kinh, giữa chu kỳ kinh.

+ Khám cổ tử cung, âm đạo có viêm, khí hư chảy ra từ trong buồng tử cung.

+ Tử cung to hơn bình thường, ít di động, trong những đợt viêm cấp có thể thấy tử cung to, di động tử cung đau. Có thể kèm viêm phần phụ.

Xét nghiệm:

+ Cấy khí hư, cấy máu kinh tìm nguyên nhân và làm kháng sinh đồ.

+ Siêu âm tìm nguyên nhân rong huyết.

+ Nạo niêm mạc tử cung làm giải phẫu bệnh.

Chẩn đoán phân biệt: ung thư nội mạc tử cung, u nguyên bào nuôi.

Điều trị: kháng sinh toàn thân, nạo nội mạc tử cung, vòng kinh nhân tạo.

Viêm vòi trứng, buồng trứng và dây chằng rộng

Nguyên nhân: thường do lậu cầu và chlamydia.

Đường lan truyền phổ biến nhất là lan từ dưới lên theo đường cổ tử cung, âm đạo lên tử cung và 2 phần phụ, có thể lan theo đường bạch mạch hay đường máu.

Triệu chứng:

+ Đau bụng hai bên hố chậu, giảm đi khi nghỉ ngơi. Sốt cao có thể sốt âm ỉ, sốt về chiều, ra nhiều khí hư.

+ Cổ tử cung, âm đạo viêm đỏ. Tử cung di động đau. phần phụ 2 bên nề, ranh giới không rõ ràng, ấn rất đau. Các túi cùng nề, ấn đau.

+ Xét nghiệm công thức máu: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng, CRP (+).

+ Soi tươi khí hư tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

+ Siêu âm thấy âm vang không đều 2 bên hố chậu, loại trừ khối u phần phụ.

+ Soi ổ bụng đánh giá tổn thương vòi trứng, buồng trứng, điều trị vô sinh.

+ HCG nước tiểu hay máu loại trừ cóthai.

Chẩn đoán phân biệt:

+ Viêm phần phụ cấp phân biệt với chửa ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, viêm ruột thừa.

+ Viêm phần phụ mạn tính phân biệt với sỏi niệu quản, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung.

Hướng xử trí:

+ Điều trị cả 2 vợ chồng hay bạn tình.

+ Điều trị kéo dài theo nguyên nhân và kháng sinh đồ.

+ Điều trị toàn thân và tại chỗ.

+ Viêm phần phụ cấp điều trị kháng sinh phối hợp, theo kháng sinh đồ.

+ Tiến triển ứ mủ tiểu khung thì dẫn lưu qua túi cùng Douglas.

+ Viêm phần phụ mạn tính: kháng sinh, lý liệu pháp chạy sóng ngắn, bó nến.

+ Vô sinh, đau nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ mổ nội soi cắt bỏ phần phụ hay mở thông làm lại loa vòi.

Hướng phòng bệnh

Giáo dục giới tính, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén.

Khám phụ khoa định kỳ.

Tôn trọng các nguyên tắc vô trùng trong thủ thuật, bệnh viện.

Quản lý, chăm sóc và điều trị những đối tượng mắc bệnh xã hội, phối hợp Y tế với các tổ chức xã hội.

Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt!