Viêm mũi dị ứng là phản ứng quá mẫn biểu hiện ở niêm mạc mũi với các tác nhân gây bệnh khác nhau.

Các thể viêm mũi dị ứng:

Thể có chu kỳ: lên cơn theo thứ tự thời gian, diễn biến nặng có tính chất kịch phát.

Thể không có chu kỳ: lên cơn không theo thứ tự thời gian, cơn diễn biến nhẹ không có tính chất kịch phát.

Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi:

Dị nguyên:

  • Đường hô hấp: bụi nhà, phấn hoa, lông thú, nấm mốc, hơi khí lạ
  • Đường tiêu hoá: hải sản, đồ uống, thuốc
  • Do cơ thể dễ mẫn cảm với một loại kháng nguyên nào đó: phấn hoa, nấm mốc, thời tiết…
  • Do cấu tạo bất thường của vách ngăn mũi như lệch, gai, mào vách ngăn.
Viêm mũi dị ứng, nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, điều trị!
Viêm mũi dị ứng, nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, điều trị!

Yếu tố môi trường:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm
  • Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẫu:
  • Vẹo, gai vách ngăn…

Yếu tố nhiễm trùng:

Các ổ viêm nhiễm mạn tính, nhiễm trùng mũi họng, sâu răng

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Triệu chứng cơ năng

Ngứa mũi: ngứa hai bên hốc mũi lan lên mắt và xuống họng, cơn kéo dài 10 – 15 phút.

Hắt hơi: cùng vớ ngứa mũi, hắt hơi xuất hiện từng cơn liên tục tới 20 – 30 lần sau đó người mệt lả.

Chảy nước mắt giàn giụa.

Chảy nước mũi nhiều ra cửa mũi trước, tính chất trong, không mũi, khi khô không làm hoen ố khăn tay.

Ngạt mũi: lúc đầu nhẹ về sau tăng dần liên tục nhất là khi thay đổi thời tiết.

Triệu chứng thực thể

Niêm mạc và các cuốn mũi phù nề thẫm màu, xuất tiết gặp trong thể có chu kỳ.

Niêm mạc và cuốn mũi nhợt nhạt mất sắc hồng gặp trong thể không có chu kỳ.

Xét nghiệm

Máu: bạch cầu ái toan tăng (bình thường 2 – 4%).

Xét nghiệm nước mũi lúc đang lên cơn xuất hiện bạch cầu ái toan.

Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa!

Chuẩn đoán:

Xác định được dị nguyên

Tiền sử dị ứng

Ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi. Khám niêm mạc mũi nhợt nhạt, cuốn mũi phù nề

Xét nghiệm tăng bạch cầu ái toan, lượng IgE tăng cao trong máu.

Tiến triển:

Bệnh tái diễn nhiều lần khi tiếp xúc với dị nguyên.

Phòng bệnh:

Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên

Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc

Vệ sinh mũi họng thường xuyên, tránh chất kích thích

Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cơ thể

Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang, răng miệng.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị nguyên nhân

Là phương pháp điều trị cơ bản.

Tránh tiếp xúc với kháng nguyên nếu biết và có thể được.

Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn.

Rèn luyện cơ thể chịu lạnh dần.

Điều trị triệu chứng

Kháng histamin:

Histalong x 2 – 4 viên/ ngày.

hoặc Pypolphen 0,05g x 1 – 2 ống/ ngày.

Hydrocortisol 2,5%: nhỏ mũi nhiều lần trong ngày.

Prednisolon 5mg x 6 viên/ ngày.

Chống ngạt: ephedrin 3% nhỏ mũi.

Không chảy nước mũi: atropin 1/4mg x 2 ống/ ngày; tiêm dưới da.

Khí dung hoặc ngậm adrenalin 1‰ lúc lên cơn.

Giải mẫn cảm

Đặc hiệu:

Tiêm dị nguyên liều từ thấp đến cao từ 1 – 20 năm. Tỷ lệ khỏi cao nhưng khó áp dụng.

Không đặc hiệu

BCG (vắc xin phòng lao): là chất kích thích miễn dịch chung, miễn dịch không đặc hiệu.

Natrihyposulfit 10% x 10ml; tiêm tĩnh mạch chậm.

Vitamin C liều cao.