Cây Ô đầu là gì?

Cây Ô đầu còn có những tên gọi khác là củ ấu tàu (không nhầm với vị hương phụ), củ gấu tàu, cố y, Xuyên ô, phụ tử, thiên hùng, Trắc tử, Ô uế. Tên khoa học là Aconitum forrtunei Hemsl, thuộc họ Mao Lương – Ranunculaceae.

Là giống cây thân nhỏ, sống lâu nă, chiều cao khiêm tốn chỉ từ 0,6 – 1m. Rễ phát triển thành củ, củ con. Thân mọc thẳng đứng, có ít cành. Lá mọc so le, phiến lá rộng. Hoa lưỡng tính, không đều, màu xanh lơ thẫm hay tím, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5 đại mỏng, hạt có vẩy.

Phân bố:

Đây là giống cây tương đối khó trồng, ở nước ta để tìm mua được củ này có thể bạn cần phải vác ba lô lên và đi Lào Cai một chuyến để đảm bảo việc mua đúng loại mà bạn cần.

Cây Ô dầu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y chữa bệnh?
Cây Ô dầu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Ô đầu là rễ củ (Radix Aconiti), rễ củ mẹ gọi là ô đầu, rễ củ con là phụ tử. Phụ tử được đem chế biến thành diêm phụ, bạch phụ, hắc phụ.

Củ cái (rễ cái) được thu hái vào giữa hoặc cuối mùa xuân là tốt nhất. Bởi thu hái vào những mùa này thì chất lượng củ sẽ tốt hơn, dược chất lớn hơn, và củ thường to đẹp hơn.

Thành phần hóa học:

Rễ củ Ô đầu có chứa alcaloid là aconitin, rất độc.

Tác dụng – công dụng chung của cây Phụ tử :

  • Ô đầu, phụ tử chưa chế biến thường dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp ngoài da trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sái khớp.
  • Phụ tử chế (diêm phụ, hắc phụ, bạch phụ) dùng trong trường hợp người lạnh, trụy tim, ra nhiều mồ hôi, chân tay co quắp, phong hàn, đau nhức xương khớp, lưng gối lạnh đau.

Theo đông y:

Ô đầu có vị cay, đắng, tính nóng, có độc mạnh được quy vào 12 kinh , chủ yếu các kinh tâm can, thận tỳ, có tác dụng khu phong trừ thấp, ôn kinh, giảm đau. Thường được dùng làm thuốc ngâm rượu xoa bóp, trị nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp, sai khớp, đụng giập,… .

Ô đầu, phụ tử sống ngâm rượu dùng ngoài da. Phụ tử chế ngày dung 4 – 12g dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Ô đầu:

Tác dụng giảm đau: Trong Ô đầu có chứa thành phần là alkaloid có tác dụng làm giảm đau trên chuột trắng. Ngoài ra, thành phần aconitin trong Ô đầu còn có tác dụng ức chế dẫn truyền các xung thần kinh làm cho dây thần kinh tê liệt mất khả năng dẫn truyền.

Tác dụng với hệ thần kinh: Đối với các tận cùng của dây thần kinh cảm giác trong da và niêm mạc, trong gia đoạn đầu aconitin có khả năng kích thích gây ngứa, có cảm giác nóng bỏng, sau đó làm mât cảm giác gây tê dại. Đồng thời nó còn ức chế trung khu hô hấp, tăng cường tiết nước bọt, giúp hạ thân nhiệt ở động vật bình thường cũng như động vật gây sốt.

Tác dụng chống viêm: Alcaloid có trong Ô đầu có tác dụng ức chế hiện tượng tăng thẩm thấu của thành mạch do tiêm xoang bụng acid acetic gây nên đồng thời ức chế phù bàn chân chuột cống trắng do tiêm carageenin phòng ngừa viêm. Trong thực nghiệm, nước sắc từ phụ tử khi cho chuột trắng uống đã giúp chống viêm khớp cổ chân chuột có thể là do chất formaldehyd gây nên.

Một số bài thuốc có cây Ô đầu:

Chữa thấp khớp:

Tế tân 5g + đương quy 12g + xích thược 12g + uy linh tiên 10g + thổ phục 16g + tỳ giải 12g + ý dĩ 20g + mộc thông 10g + quế chi 4-6 g, đem các vị thuốc trên đi sơ chế. Cân lấy 5g Ô đầu, thêm nước sắc trước rồi sau đó cho các vị thuốc trên vào sắc chung.

Chữa chân tay đau nhức, khớp xương sưng đau:

Ô đầu, quế chi, cam thảo cân mỗi vị 1g + thược dược 2 g + táo đỏ 4g, thêm vào đó 100ml rượu. Bỏ bình thủy tinh, đậy kín nắp, cất tủ ngâm trong 3 ngày liền, rồi bỏ xuống lọc lấy rượu, gạn bỏ bã. Dùng với liều lượng 60ml/ngày, chia làm nhiều lần uống.

Thận khí hoàn:

Can địa hoàng 16 – 32g + Sơn thù, Sơn dược mỗi vị cân lấy 8 – 16g + Bạch linh, Trạch tả, Đơn bì mỗi vị cân lấy 8 – 12g + Phụ tử chế 4g, Quế chi 2 – 4g. Cho tất cả các vị trên đi tán thành bột mịn, trộn đều, thêm một lượng mật vừa đủ tạo thành viên hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g, mỗi ngày dùng 1 đến 2 lần, pha bột với nước sôi nóng hoặc có thể thêm chút muối. Với đơn thuốc như trên bạn còn có thể làm thuốc thang sắc uống.

Lưu ý:

  • Không dùng đối với những trường hợp có hội chứng thận âm bất túc như đau lưng, mỏi gối, người nóng ra mồ hôi trộm, mạch tế sác.
  • Ô đầu, phụ tử rất độc nên phải dùng rất thận trọng. Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây thanh hao hoa vàng!