Bạch mao căn là gì?

Bạch mao căn hay còn được gọi là rễ cỏ tranh. Rễ có hình trụ tròn nhỏ, hơi cong queo, có màu vàng ngà, nhẹ và dai. Có nhiều đốt xung quanh và có nhiều lá vẩy, rễ con bám. Những đốt mà dài, khô không ẩm mốc, sạch bẹ và không lẫn tạp chất là rễ tốt, còn những rễ ngắn, đốt xấu, ẩm là xấu.

Bạch mao căn có tên khoa học là Imperata cylindrica Beauv thuộc họ Lúa (Gramineae) và có những cái tên khác như: Rễ cỏ tranh, Mao Căn, Mao thảo căn…

Phân bố:

Bạch mao căn thuộc loại cây mọc hoang dại, có mặt trên khắp nước ta, chủ yếu thuộc đồng bằng trung du và miền núi.

Bạch mao căn, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y?
Bạch mao căn, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y?

Bộ phận dùng làm thuốc?

Xem thêm

Bộ phận được sử dụng làm thuốc đó chính là phần rễ, vì theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì tại bộ phận rễ của Bạch Mao Căn có chứa nhiều dược chất nhất. Phần rễ dài, không ẩm mốc, sạch bẹ, không lẫn tạp chất là phần tốt. Còn phần rễ ngắn, ẩm mốc là xấu.

Thành phần hóa học:

Theo các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trong Bạch Mao Căn có chứa những thành phần hóa học chính như: Cylindrin, Arundoin, Fermenol, Potassium, Calcium, Glucose, Fructose, Oxalic acid và gồm nhiều các acid hữu cơ khác.

Những nghiên cứu khoa học về Bạch Mao Căn?

Những kết quả nghiên cứu hiện đại về dược lý của mao căn thấy tác dụng làm đông máu nhanh thể hiện bột Mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục can xi của huyết tương trên thỏ thực nghiệm.

Nghiên cứu khoa học trên thỏ thấy có hiện tượng thụt dạ dày.

Nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, Bạch Mao Căn có tác dụng hỗ trợ trị viêm thận cấp có hiệu quả tương đối tốt và có thể rút ngắn bệnh trình.

Theo y học cổ truyền:

Trích theo tài liệu sách cổ cho thấy, Bạch Mao Căn có vị ngọt, tính hàn, quy vào ba kinh tâm, tỳ và vị, tác dụng giúp thanh nhiệt, tiêu huyết ứ và giúp lợi tiểu.

Tác dụng dược lý:

Giúp làm đông máu nhanh, rút ngắn thời gian hồi phục canxi của huyết tương thỏ.

Tác dụng giúp lợi niệu trên thỏ.

Tác dụng ức chứ vi khuẩn lî Flexner và Sonnei, nhưng đối với trực khuẩn Shigella thì không có tác dụng.

Công dụng của Bạch Mao Căn?

  • Tác dụng giúp lợi tiểu, tẩy độc, tiêu ứ.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận và sỏi mật.
  • Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu và hỗ trợ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh phổi.
  • Hỗ trợ trợ trị chảy máu cam.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu bí và tiểu ra máu.
  • Hỗ trợ phòng ngừa ho gà và hỗ trợ ngăn ngừa vi khuẩn.
  • Hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết.

Một số bài thuốc về Bạch Mao Căn?

Trị chảy máu cam:

Sử dụng Chi tử 18g, Mao căn tươi 120g (hoặc Mao căn khô 36g) sắc uống nóng sau ăn hoặc trước lúc ngủ, có kết quả đối với chảy máu cam thể phế vị thực nhiệt, tâm hỏa bốc, uống 1 – 3 thang có kết quả.

Trị viêm thận cấp:

Bạch mao căn khô 250g, nước 500ml sắc nước chia 2 – 3 lần uống, trị viêm thận cấp trẻ em, có 11 ca, 9 ca khỏi, 2 ca tốt, trung bình mỗi bệnh nhân uống 42 thang.

Trà lợi tiểu:

Râu ngô 40g, Xa tiền 25g, Rễ cỏ tranh 30g, Hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75lít, chia uống trong ngày vòa lúc khát.

Dùng phòng ngừa ho gà:

Bạch mao căn 20g, Cam thảo 8g, Bắc sa sâm 12g, sắc uống ngày 1 thang.

Dùng lương huyết chỉ huyết:

Trị chứng nhiệt thịnh gây nôn ra máu, chảy máu cam.

Tam tiên ẩm: Tiên mao căn 40g, Tiên tiểu kế 20g, Tiên ngẫu tiết 40g, sắc uống trị chứng hư lao trong đờm có máu ( có thể dùng cho bệnh lao, giãn phế quản ho ra máu). Mao căn 40g, Đại kế căn 20g sắc uống trị tiểu ra máu.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng Bạch Mao Căn.