Cây lô hội là gì?

Lô hội là dạng cây cỏ thân thảo, sống nhiều năm, thân cây có thể hóa gỗ, được trồng nhiều làm cảnh và ngoài ra được sử dụng làm thuốc. Thân cây lùn, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô, chiều cao trung bình cả cây cao từ 40 đến 80cm.

Lá cây mọng nước, tiết diện 3 cạnh, mép lá có gai, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, có chiều dài trung từ 20-30cm, rộng 3-5cm, dày 1-1,5cm. Lá mọc thành cụm như hoa thị ở gốc, có số lượng bó lá từ 16 đến 20 tạo, mọc thẳng đứng hoặc hơi lòe xòe ra tạo thành hình dáng giống hoa hồng. Lá không cuống, phiến lá thẳng hoặc hình mũi dáo cao khoảng 40 – 50 cm và rộng 6 – 7 cm. Đỉnh lá nhọn bìa phiến hơi hồng có gai cứng màu vàng sáng cao 2 mm. Hoa có cán dài đến 1m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Mỗi hại dài khoảng 7mm có màu nâu đậm và có cánh.

Cây lô hội có tên khoa học là Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger thuộc họ Hành Tỏi (Liliaceae) và được biết với các tên khác như: Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm.

Phân bố Lô hội:

Cây lô hội có nguồn gốc từ Bắc Phi. Sau đó, du nhập vào nước ta và được trồng nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang và Phan Rí thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Cây lô hội, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây lô hội, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc chữa bệnh!

Bộ phận dùng Lô hội:

Xem thêm

Phần được sử dụng là phần nhựa có dạng tinh thể màu nâu đen óng ánh, khi khô thì giòn và lớp thịt dày bên trong lá lô hội.

Thành phần hóa học Lô hội:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong cây lô hội bao gồm các chất chính như:

Các Monosaccharid và Polysaccharid bao gồm glucose, aldopentose, xylose, rhamnose, arabinose, cellulose, acemannan và mannose. Axít béo chưa bão hoà và prostaglandin như acid gama linolenic Enzym: Amilaza, oxydaza, lipaza, Allnilaza và Catalaza Nhóm anthraglycoside như barbaloin, aloe Emodin, Aloinosit A, Aloezin, Aloectin, Aloinosit B, Anthranol, aloin, axít cinnamiaxít và hysophanic.

Những nghiên cứu khoa học về công dụng của cây lô hội:

Một vài nghiên cứu đã phát hiện các hoạt chất chứa trong nhựa lô hội có tính gây tê và kháng khuẩn. Vì vậy, có thể dùng chúng để thanh nhiệt, sát trùng và thông tiểu.

Năm 1945, nhà bác học Nga Filatov phát hiện nước ép Lô hội chữa được nhiều bệnh ngoài da và bệnh phổi. Năm 1978 G. R. Waller ở trường Ðại học tổng hợp bang Oklahoma báo cáo cho biết trong phần vỏ và nhựa của Lô hội có chứa các acid amin tự do, các đường đơn, B-sitosterol, lupeol; trong đó B-sitosterol có tác dụng chống viêm và làm giảm cholesterol máu; lupeol làm giảm đau và chống các vi sinh vật. Năm 1980, John Heggars ở Trung tâm Bỏng, trường Ðại học Tổng hợp Chicago tìm thấy acid salicylic và chất giống như cortison trong Lô hội, điều này giải thích phần nào tác dụng giảm đau chống viêm của cây.

Nghiên cứu cho thấy nước sắc Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị.

Theo bác sĩ C. E. Collins (bang Marylan) khi ông sử dụng lá Lô hội tươi bằng cách lấy phần mềm, trong suốt đắp lên những vùng da bị tổn thương sau 24 giờ bệnh nhân đã hết hẳn cảm giác nóng buốt, đau đớn và ngứa ngáy. Phát hiện này được giới y học công nhận và ứng dụng rộng rãi. Năm 1940-1941, hai nhà khoa học T. Rowe, B. K. Lovell và Lloyd M. Parks sau thời gian dài nghiên cứu đã cho biết Lô hội giúp lành các vết bỏng nhanh hơn bất kỳ biện pháp nào khác vào thời kỳ đó.

Lô hội Theo đông y:

Lô hội có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh can và đại tràng. Tác dụng giúp minh mục, trấn tâm, sát trùng, giải độc ba đậu, thanh nhiệt, mát gan, kiện tỳ, hỗ trợ trị táo bón, trẻ nhỏ bị cam nhiệt, tích trệ.

Công dụng của lô hội:

  • Giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau.
  • Hỗ trợ trị táo bón và trị trẻ bị cam nhiệt, tích trệ.
  • Giúp nhuận gan và nhuận trường, điều kinh.
  • Hỗ trợ điều trị chứng viêm ruột và giúp hỗ trợ làm dịu các vết loét viêm kết đại tràng.
  • Giúp thanh nhiệt, sát trùng và giúp thông tiểu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường và hỗ trợ làm lành các vết thương.
  • Hỗ trợ chữa viêm loét đại tràng và giúp phòng ngừa sỏi niệu.
  • Giúp làm sạch và vào bảo vệ da, cấp ẩm, nuôi dưỡng da.
  • Hỗ trợ chữa bệnh viêm xương khớp và chữa cảm lạnh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh điều kinh, hen suyễn.
  • Hỗ trợ chữa các bệnh về mắt và hỗ trợ chữa viêm họng.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng ngứa ngáy do bệnh vẩy nến và hỗ trợ chữa chứng viêm da đầu, á sừng gây nên.

Một số bài thuốc về cây lô hội:

Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính:

Lô hội 20g, Chu sa 15g,cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặcnướccơm, ngày 2 lần.

Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết:

Sử dụng Lô hội 6g, Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.

Trị màng tiếp hợp viêm cấp:

Sử dụng Lô hội 3g, Hồ hoàngliên 3g, Đương quy 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hương 3g, Long đởm thảo 6g. Sắc nước uống.

Trị cam nhiệt, giun đũa:

Lô hội 15g, tán bột. Mỗi ngày uống 6g lúc đói với nướ cấm

Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng:

Sử dụng Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hương đều 3g, Vô di Thanh bì đều 6g, Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g. Tán bột, trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 4-6g.

Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn:

Sử dụng Lô hội 30g, Cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nướcđậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.

Trị mụn mặt ở thanh niên:

Chế cao xoa mặt có gia thêm nướclá Lô hội 5-7%, xoa ngày 1-3 lần.

Lưu ý sử dụng Lô hội:

Nhưng thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không tự bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để được tư vấn.

Không dung cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.

Không dùng cho người tỳ hư hàn, rối loạn tiêu hóa.